Giáo án Tin học 6 bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng

Admin
Admin 17 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6 bài 21

Giáo án Tin học 6 bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết được lợi ích của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng.
  • Biết cách tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xóa hàng, cột.
  • Biết cách nhập, định dạng văn bản trong bảng.

2. Kĩ năng:

  • Tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xóa hàng, cột.
  • Nhập, định dạng văn bản trong bảng.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài thực hành.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu tạo bảng.

+ GV: Đưa ra ví dụ về 2 nội dung, một nội dung diễn đạt bằng bảng, một nội dung không diễn đạt bằng bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét hai nội dung trên.

+ GV: Rút ra ưu điểm của việc sử dụng bảng để trình bày.

+ GV: Thao tác tạo bảng cho HS quan sát các bước thực hiện trên.

+ GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện lại thao tác tạo bảng dưới sự hướng dẫn của GV.

+ GV: Yêu cầu HS rút ra các bước tạo bảng trong phần mềm soạn thảo.

+ GV: Nhận xét và sửa chữa những sai sót của các em.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác nhắc lại các bước thực hiện.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ GV: Cho HS nhận xét về bảng sau khi thực hiện xong các thao tác tạo bảng.

+ GV: Thao tác nhập nội dung vào bảng.

+ GV: Muốn đưa nội dung vào ô em thực hiện như thế nào?

+ GV: Thực hiện các thao tác nhập nội dung văn bản, chỉnh sửa nội dung trên bảng.

+ GV: Trên bảng chúng ta có thể thực hiện những thao tác nào.

+ GV: Làm mẫu các thao tác trên cho HS quan sát nhận biết.

+ GV: Gọi một số HS lên bảng thực hiện các thao tác GV đã hướng dẫn.

+ HS: Nội dung diễn đạt bằng từ ngữ khá dài dòng và rất khó so sánh.

+ HS: Bảng giúp trình bày cô đọng, dễ hiểu và dễ so sánh hơn.

+ HS: Quan sát và nắm bắt các bước thực hiện tạo bảng.

+ HS: Từng bạn lên thực hiện thao tác theo sự hướng dẫn của GV về cách tạo bảng.

+ HS: Các bước thực hiện:

1. Chọn nút lệnh Insert Table (Chèn bảng) trên thanh công cụ.

2. Nhấy giữ nút trái chuột và di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột.

+ HS: Bảng trống được tạo ra với số hàng và số cột như đã chọn. Bảng gồm các ô được sắp xếp đồng thời theo các hàng và cột.

+ HS: Tập trung quan sát và rút ra nhận xét.

+ HS: Nháy chuột đặt con trỏ soạn thảo tại ô đó và gõ nội dung vào ô.

+ HS: Quan sát nhận biết và rút ra kết luận.

+ HS: Nhập – thêm nội dung, chỉnh sửa và sử dụng các công cụ định dạng đã biết.

+ HS: Thực hiện theo GV các thao tác nhập và thêm nội dung.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra.

1. Tạo bảng.

Các bước thực hiện:

1. Chọn nút lệnh Insert Table (Chèn bảng) trên thanh công cụ chuẩn.

2. Nhấy giữ nút trái chuột và di chuyển chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng rồi thả nút chuột.

Hoạt động 2: (20’) Thay đổi kích thước của cột hay hàng.

+ GV: Đặt vấn đề nếu nội dung nhập vào có kích thước lớn hơn so với ô trong bảng thì như thế nào.

+ GV: Thao tác thực hiện điều chỉnh độ rộng của cột hay độ cao của hàng.

+ GV: Hướng dẫn HS các thao tác thực hiện.

+ GV: Yêu cầu một số HS lên thực hiện thao tác thay đổi độ rộng của cột hay độ cao của hàng.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bạn thực hiện.

+ GV: Cho HS tự thực hiện theo từng cá nhân.

+ GV: Quan sát hướng dẫn và giúp đỡ cho các bạn HS yếu.

+ GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung.

+ GV: Cho các em thực hiện các thao tác đã học củng cố cho các em các bước thực hiện.

+ HS: Nội dung được trình bày không hợp lí vì vậy cần thay đổi kích thước của các ô trong bảng.

+ HS: Quan sát thao tác của GV thực hiện nhận biết cách thực hiện thao tác.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện thao tác trên.

+ HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét quá trình thực hiện của các bạn.

+ HS: Sữa những sai sót do GV yêu cầu.

+ HS: Rèn luyện kĩ năng thực hành theo hướng dẫn của GV.

+ HS: Quan sát nhận xét và góp ý bổ sung sai sót của các bạn.

+ HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn và yêu cầu của GV.

2. Thay đổi kích thước của cột hay hàng.

- SGK/104.

4. Củng cố: (3’)

  • Củng cố các thao tác tạo bảng thay đổi kích thước của cột và hàng.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem trước nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!