Giáo án Sinh học lớp 11 bài 6: Nito và đời sống của thực vật (tiếp)
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 6: Nito và đời sống của thực vật (tiếp) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 4: Các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu và vai trò của chúng
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 5: Nito và đời sống của thực vật
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 7: Thực hành thí nghiệp thoát hơi nước và vai trò của phân bón
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Nêu được các dạng nitơ cây hấp thụ được từ đất.
- Trình bày được các con đường cố định và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt.
- Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng và môi trường
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết ứng dụng những kiến thức đã học và thực tiễn trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 6.1, 6.2, SGK.
- Máy chiếu.
- PHT.
III. Phương pháp dạy học:
Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường được?
- Nêu các con đường đồng hóa nitơ trong mô thực vật?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung kiến thức | ||||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây. TT1: GV cho nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi: - Hãy nêu các dạng Nitơ chủ yếu trên Trái đất? - Hoàn thành PHT
TT2: HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, quan sát hình 6.2 → hoàn thành PHT
TT2: HS nghiên cứu mục II → hoàn thành PHT. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3: Tìm hiểu phân bón với năng suất cây trồng và môi trường. TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu mục V, trả lời câu hỏi: - Thế nào là bón phân hợp lí? - Phương pháp bón phân? TT2: HS nghiên cứu mục V → trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. | III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây: 1. Nitơ trong không khí - Cây không thể hấp thụ được Nitơ phân tử (N2) trong không khí. 2. Nitơ trong đất : - Nguồn cung cấp Nitơ cho cây chủ yếu từ đất. - Nitơ trong đất gồm: + Nitơ khoáng: NO3- và NH4+. Cây hấp thụ trực tiếp. + Nitơ hữu cơ: Xác sinh vật. Cây không hấp thụ trực tiếp được. IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất: - Chuyển hóa nitơ hữu cơ: + Chất hữu cơ NH4+. - Chuyển hóa nitrat: + NO3- N2 2. Quá trình cố định nitơ : - Con đường hóa học cố định nitơ: N2 + H2 → NH3 - Con đường sinh học cố định nitơ: do các VSV thực hiện. + Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam. + Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium…
V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường: 1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng: - Để cây trồng có năng suất cao phải bón phân hợp lí: + Đúng loại, đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm... + Đủ lượng. + Điều kiện đất đai, thời tiết. 2. Các phương pháp bón phân: - Bón qua rễ: Dựa vào khả năng của rễ hấp thụ ion khoáng từ đất. + Bón lót. + Bón thúc. - Bón qua lá: Dựa vào sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng: dung dịch phân bón qua lá phải: + Có nồng độ các ion khoáng thấp. + Chỉ bón khi trời không mưa và nắng không quá gắt. |
4. Củng cố:
Vì sao khi trồng các cây họ đậu người ta chỉ cần bón 1 lượng phân đạm rất ít?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết”