Giáo án Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Sinh học 11 Bài 1

Giáo án Sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ giúp các em ghi nhớ các kiến thức về cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng. Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn trong bài học của học sinh dễ dàng hơn.

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Qua bài học sinh cần:

  • Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
  • Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rể cây.
  • Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện một số kĩ năng:

  • Khai thác kiến thức trong hình vẽ.
  • Tư duy logic.
  • Hoạt động nhóm.

II. TRỌNG TÂM BÀI.

  • Cơ quan hấp thụ nước, cơ chế và ảnh hưởng của các tác nhân từ môi trường đối với sự hấp thụ nước.
  • Phân biệt được 2 con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ môi trường bên ngoài vào đến mạch dẫn ở trung tâm rễ.

III.THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • Tranh vẽ về cấu tạo ngoài của rễ.
  • Tranh vẽ long hút của rễ.
  • Tranh vẽ con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng rễ.
  • Phiếu học tập.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: không có.

3. Bài mới.

a. Mở bài:

  • Tại sao cây phải hấp thụ nước và các ion khoáng?
  • (Học sinh trình bày vai trò của nước và các ion khoáng đối với tế bào)
  • Cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào? (cây hút nước và các ion khoáng qua miền long hút của rễ, một số cây thủy sinh hấp thụ toàn bộ bề mặt của rễ cây) → rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và các ion khoáng. Vậy rễ có đặc điểm gì phù hợp với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng?

b. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

GV yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ cấu tạo bên ngoài của hệ rễ và long hút của rễ (hình 1.1 và hình 1.2 SGK) rồi mô tả cấu tạo bên ngoài của rễ cây trên cạn.

Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng?

Ví dụ: Cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625 km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285 m2 chủ yếu do tăng số lượng lông hút. Ở họ lúa (Gramineae) số lượng lông hút của một cây có thể lên tới hơn một tỉ, cây lúa mì đen (Secale cereale) có 14 tỉ cái.
Nhiều loài thực vật không có lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?

Đây là câu hỏi khó học sinh có thể chỉ trả lời được: Đối với cây thủy sinh thì nước và các ion khoáng được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước

1. Hình thái của hệ rễ:

Hệ rễ được phân hóa thành các rễ chính và rễ bên, trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

Rễ cây phát triển đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước ở trong đất, sinh trưởng liên tục, hình thành nên số lượng lớn các lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ cây hấp thụ được nhiều nước và các ion khoáng.

Ở một số thực vật trên cạn, hệ rễ không có lông hút thì rễ có nấm rễ bao bọc giúp cho cây hấp thụ nước và các ion khoáng một cách dễ dàng, đây là phương thức chủ yếu. Ngoài ra, ở những tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và các ion khoáng. Nấm rễ là dạng thích nghi tự nhiên.

Bài tiếp theo: Giáo án Sinh học lớp 11 bài 2: Quá trình vận chuyển các chất trong cây

Các tài liệu liên quan tới bài Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ:

  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 1
  • Giải bài tập trang 11 SGK Sinh học lớp 11: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!