Giáo án Sinh học lớp 11 bài 4: Các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu và vai trò của chúng
Giáo án môn Sinh học lớp 11
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 4: Các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu và vai trò của chúng để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 2: Quá trình vận chuyển các chất trong cây
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 3: Thoát hơi nước ở lá
Giáo án Sinh học lớp 11 bài 5: Nito và đời sống của thực vật
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng.
- Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lí, bón đúng và đủ liều lượng. Phân bón phải ở dạng dễ hòa tan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 4.1, 4.2, 4.3 SGK.
- Máy chiếu.
- Bảng 4.1, 4.2 hoặc bố trí được thí nghiệm trong SGK.
III. Phương pháp dạy học:
Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thoát hơi nước có vai trò gì? Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung kiến thức | |||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. TT1: GV cho HS quan sát hình 4.1, trả lời câu hỏi: - Hãy mô tả thí nghiệm, nêu nhận xét và giải thích ? - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì ? TT2: HS quan sát hình 4.1→ trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thoát hơi nước qua lá. TT1: GV yêu cầu HS dựa vào mô tả của hình 4.2 và hình 5.2→ trả lời câu hỏi: - Hãy giải thích vì sao thiếu Mg lá có vệt màu đỏ, thiếu N lá có màu vàng nhạt? - Hoàn thành PHT.
- Các nguyên tố khoáng có vai trò gì đối với cơ thể thực vật? TT2: HS quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. TT1: GV cho HS đọc mục III, phân tích đồ thị 4.3, trả lời câu hỏi: - Vì sao nói đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất dinh dưỡng khoáng? - Dựa vào đồ thị trên hình 4.3, hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường. TT2: HS nghiên cứu mục III, quan sát đồ thị hình 4.3 → trả lời câu hỏi. TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
| I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là : + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm : + Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng: Theo PHT. - Vai trò của các nguyên tố khoáng: + Tham gia cấu tạo chất sống. + Điều tiết quá trình trao đổi chất.
III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây:
1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây. - Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: + Không tan. + Hòa tan. Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan. 2. Phân bón cho cây trồng. - Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: + Gây độc cho cây. + Ô nhiễm nông sản. + Ô nhiễm môi trường đất, nước… Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp. |
4. Củng cố:
Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím là do cây thiếu:
a. Nitơ b. Kali c. Magiê d. Mangan
Câu 2: Thành phần của vách tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim là vai trò của:
a. Sắt b. Canxi c. Phôtpho d. Nitơ
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Nếu bón quá nhiều phân nitơ cho cây làm thực phẩm có tốt không? Tại sao?
- Đọc thêm: “Em có biết”