Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 26

Admin
Admin 27 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Sinh học học lớp 11

Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Trình bày được khái niệm cảm ứng ở thực vật
  • So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật
  • Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các nhóm sinh vật

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, hình vẽ 26.1, 26.2. SGK.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TRONG TÂM BÀI HỌC: Sự khác biệt giữa các kiểu cảm ứng ở các dạng động vật.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

Thế nào là ứng động và hướng động?

Sự giống và khác nhau giữa hướng động và ứng động?

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng ở động vật

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi

+ Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ

+ Các khâu của cung phản xạ?

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh

GV: + Tại sao động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh? Hình thức trả lời của chúng với kích thích?

HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

* Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh.

GV: + Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như thế nào?

+ Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

GV: + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những động vật nào?

+ Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào?

+ Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích?

+ Việc hình thành đầu và hạch não có lợi như thế nào đối với sinh vật?

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận

I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT

- Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng với kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh nhờ 1 Cung phản xạ gồm:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích.

+ Đường dẫn truyền vào.

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp.

+ Đường dẫn truyền ra.

+ Bộ phận trả lời kích thích.

II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẠT CHƯA CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

- Động vật: Cơ thể đơn bào

- Phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.

III. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH

1. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới.

+ Nhóm động vật: đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang.

+ Cấu tạo hệ thần kinh: các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới

+ Hình thức trả lời kích thích: co rút toàn thân.

2. Cảm ứng ở nhóm động vật có hệ thn kinh dạng chuỗi hạch

- Động vật: Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, côn trùng.

- Cấu tạo chung:

+ Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh.

+ Các hạch thần kinh nối với nhau bằng day thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh.

- Hình thức hoạt động: Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể-trả lời cục bộ. (chủ yếu là phản xạ không điều kiện)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!