Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 24
Giáo án môn Sinh học học lớp 11
Giáo án môn Sinh học lớp 11 bài 24: Hướng động được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Vai trò của cảm ứng đối với sự tồn tại của sinh vật.
- Khái niệm hướng động. Vai trò hướng động
- Các loại hướng động: Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Biết vận dụng các kiến thức về hướng động vào thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình 23.1, 23.2, 23.3.SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Khái niệm và cơ chế hướng động.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cơ bản |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khía niệm hướng động. GV: + Quan sát hình 23.1 và nhận xét sự thay đổi hướng sinh trưởng của các cây đặt trong điều kiện khác nhau? + Kích thích đồng đều lên mọi hướng thì TV sẽ sinh trưởng theo hướng nào? + Để trả lời kích thích thực vật thực hiện quá trình gì? HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động GV: HưỚNG sáng là gì? Cho ví dụ. HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Giải thích hiện tượng xảy ra ở trường hợp a và c trong hình 23.3. HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.3, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Hướng hoá là gì? Tác nhân kích thích? HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Hướng nước là gì? Tác nhân kích thích? HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Giải thích sự vận động của tua cuốn và cây đối với giàn leo (hình 23.4) HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của hướng động trong đời sống thực vật. GV: Hướng động có vai trò như thế nào đến đời sống thực vật? HS: Nghiên thông tin SGK và liên hệ thực tế để trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. |
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG. - Hướng động: Là hình thức phản ứng của cơn quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định. - Có 2 kiểu hướng động: + Hướng động dương: Vận động sinh trưởng hướng về nguồn kích thích. + Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích. - Cơ chế hướng động: SGK trang 98
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG. 1. Hướng sáng. - Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân cây hướng về ánh sáng. - Thân cây hướng sáng dương. - Rễ cây hướng sáng âm. 2. Hướng trọng lực. - Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực. - Đỉnh rễ hướng trọng lực dương. - Đỉnh thân hướng trọng lực âm. 3. Hướng hoá. - Hướng hóa là phản ứng của cây đối với các hợp chất hóa học. - Hướng hoá dương : Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết. - Hướng hoá âm : Đối với các chất độc cho cây 4. Hướng nước. - Hướng nước là sự sinh trưởng của cây hướng tới nguồn nước. - Rễ cây hướng nước dương. 5. Hướng tiếp xúc. - Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc. - Cơ sở của sự uốn công trong tiếp xúc: + Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan. + Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn công về phía tiếp xúc. III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT. Hướng động giúp cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tòn tại và phát triển. |