Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 48

Admin
Admin 07 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 48: Hidrosunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của H2S
  • Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S
  • Vì sao H2S có tính khử mạnh, dung dich H2S có tính axit yếu

II. Trọng tâm: Tính chất hóa học của H2S.

III. Chuẩn bị:

GV: Hình ảnh mô tả thí nghiệm FeS phản ứng với HCl và bài tập liên quan

HS: Ôn tập kiến thức các bài trước và xem trước bài trước ở nhà

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: Cho HS tìm hiểu SGK trang 134 SGK yêu cầu HS tính chất vật lý của H2S?

Hoạt động 2:

GV: thông tin khí H2S tan trong H2O tạo thành d.d axit yếu

GV: Trong H2S, 2 nguyên tử H có khả năng bị thay thế lần lượt bởi nguyên tử kim loại nên có thể tạo muối trung hòa và muối axit

GV: Yêu cầu HS thảo luận viết phương trình hoá học?

GV: cho HS xem bảng tính tan nhận xét về tính tan của muối sunfua?

Hoạt động 3:

- GV: cho HS nhận xét số oxi hoá của S trong H2S dự đoán H2S có tính khử hay tính oxh?

- GV: Mô ta thí nghiệm điều chế và đốt cháy H2S trong 2 trường hợp dư O2 và thiếu O2 (hình 6.4 trang 135 SGK) nhận xét, viết phương trình phản ứng?

GV: Bổ xung H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt

GV: Nếu thiếu không khí tạo ra bột màu vàng bám trên đáy bình cầu đựng nước

Hoạt động 4:

- GV: cho HS đọc SGK rút ra nhận xét: Trạng thái tự nhiên? Nguyên tắc điều chế H2S trong phong thí nghiệm?

A. Hiđro sunfua

I. Tính chất vật lí

- Là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, hơi nặng hơn không khí, tan ít trong nước (S=0,38 g/100 g nước ở 20oC và 1 atm)

- Hóa lỏng ở -60oC

- Hóa rắn ở -86oC

II. Tính chất hóa học

1. Tính axit yếu

H2S tan trong nước tạo thành d.d axit yếu

H2S + NaOH → NaHS + H2O

(natri hiđrosunfua)

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O (natri sunfua)

2. Tính khử mạnh

- Oxi hóa chậm (khi không đủ O2(k.k) hoặc ở nhiệt độ không cao lắm)

-2 0 0 -2

2H2S + O2(thiếu) → 2S + 2H2O

- Ở nhiệt độ cao H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh tạo SO2

-2 0 t0 +4 -2

2H2S + 3 O2(dư) → 2SO2 + 2H2O

- Phản ứng của H2S với chất oxi hóa mạnh

-2 0 +6 -1

H2S + 4Cl2 + 4H2O --> H2SO4 + 8HCl

III. Trạng thái tự nhiên và điều chế

1. Trạng thái tự nhiên

Có trong 1 số nước suối, khí núi lửa, chất protein bị thối rữa, ...

2. Nguyên tắc điều chế H2S trong phòng thí nghiệm :

Cho muối sunfua(trừ PbS,CuS,...) + d.d a. mạnh

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!