Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 20

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 20: Liên kết Ion - Tinh thể Ion được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
  • Liên kết ion được hình thành như thế nào?

II. Trọng tâm: Sự tạo thành liên kết ion.

III. Chuẩn bị:

  • GV cho HS ôn tập: một số nhóm A tiêu biểu.
  • Photo hình vẽ NaCl làm đồ dùng dạy học.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Sự tạo thành ion

* Tại sao nguyên tử trung hoà về điện?

* nếu nguyên tử Na nhường 1e, em hãy tính điện tích của phần còn lại của nguyên tử?

* GV kết luận: nguyên tử trung hoà về điện (số p mang điện tích dương bằng số electron mang điện tích âm), nên khi nguyên tử nhường hay nhận e thì trở thành phần tử mang điên gọi là ion

* để đạt cấu hình bền của khí hiếm, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng gì?

* để đạt cấu hình bền của khí hiếm, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng gì?

* GV phân tích làm mẫu: sự tạo thành ion Cl- từ nguyên tử Cl. Mô tả bằng hình vẽ

Hoạt động 2: Khái niệm về ion đơn và đa nguyên tử:

* GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk để biết thế nào là ion đơn nguyên tử và ion đặc điểm nguyên tử.

* GV lấy vd minh hoạ

Hoạt động 3: Sự tạo thành liên kết ion

* GV đvđ: để hiểu được sự tạo thành liên kết ion, ta xét pư của Na với Cl.

-GV mô tả bằng hình vẽ.

Hoạt động 4: Tinh thể ion và tính chất.

*GV chỉ vào hình vẽ tinh thể NaCl để mô tả mạng tinh thể ion.

Tinh thể natri clorua NaCl

* GV thảo luận với HS về các tính chất mà các em đã biết khi sử dụng muối ăn hàng ngày

? tính tan của muối ntn?

* GV có thể cho HS biết tính dẫn điện của muối ăn bằng bút thử điện đơn giản.

I. SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION:

1. Ion, cation, anion:

a) Sự tạo thành ion:

- Nguyên tử trung hòa về điện (số p mang điện tích dương bằng số electron mang điện tích âm)

- Khi nguyên tử nhường hay nhận e thì trở thành phần tử mang điên gọi là ion.

b) Sự tạo thành cation:

- Trong các pư hoá học, để đạt cấu hình bền của khí hiếm, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion dương, được gọi là cation.

VD:

Các ion Na+ và Al3+ đều có cấu hình của khí hiếm

c) Sự tạo thành anion:

- Trong các phản ứng hoá học, để đạt cấu hình bền của khí hiếm, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm, được gọi là anion.

VD:

Các ion Cl-; O2-; N3- đề có cấu hình bền của khí hiếm.

2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

a) Ion đơn nguyên tử: là các ion được tạo nên từ 1 nguyên tử.

VD: cation, và anion

b) Ion đa nguyên tử: là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.

VD: cation amoni, anion sunfat

II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION:

* Xét pư của Na với Cl.

Phản ứng hoá học trên có thể biểu diễn bằng pt hoá học:

- Vậy liên kết ion được hình thnh do lực ht tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngược dấu.

III. TINH THỂ ION:

1. Tinh thể NaCl:

2. Tính chất chung của hợp chất ion.

- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.

- Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.

20 Tháng mười, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!