Giáo án lớp 5 - Tuần 32

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp 5 - Tuần 32

Giáo án lớp 5 - Tuần 32 được soạn chi tiết, các nội dung của các bài học đầy đủ các môn lớp 5: Toán, Tiếng việt, Sử, Địa,... đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT. Mời quý thầy cô giáo tham khảo bài giáo án tuần 32 lớp 5 này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp. Các thầy cô tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Giáo án Tiếng Việt lớp 5

Tập đọc

Tiết 63: ÚT VỊNH

I. Mục tiêu:

- Kĩ năng: - Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.

- Kiến thức:Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

- Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm chủ tương lai.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK. Tranh ảnh minh hoạ bài học.

- HS: SGK, vở ghi

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I- Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS (Y- TB) đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi.

+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ đến mẹ?

+Nêu nội dung bài thơ?

- GV nhận xét, ghi điểm.

II- Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài- ghi đề:

2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài:

a/ Luyện đọc:

- Gọi 1 HSG đọc toàn bài,cho HS xem tranh.

- Cho4HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp luyện đọc từ khó: chềnh ềnh, chuyến tàu, giục giã

- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp nêu chú giải trong SGK.

- Cho HS luyện đọc theo cặp

- Gọi 1 HSK đọc lại toàn bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

b/ Tìm hiểu bài:

*Đoạn 1: Cho HS đọc thầm và trả lời

- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?(TB)

Giải nghĩa từ: chềnh ềnh

Ý 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh có sự cố.

*Đoạn 2: HS đọc thầm và trả lời

- Út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt?(HSK)

Giải nghĩa từ: thuyết phục

Ý 2:Út Vịnh tham gia bảo vệ đường sắt.

*Đoạn 3: HS đọc thầm và trả lời

- Khi nhge tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, nhìn ra đường sắt Út Vịnh thấy gì ?(Y- TB)

Giải nghĩa từ:giục giã

Ý 3: Hiểm hoạ trên đường tàu.

*Đoạn 4: HS đọc thầm và trả lời

- Út Vịnh đã làm gì để cứu hai em nhỏ?(HSG)

Ý 4: Sự dũng cảm của Út Vịnh.

c/Đọc diễn cảm:

- GV Hướng dẫn HS thảo luận tìm cách đọc diễn cảm.

- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và đọc mẫu đoạn: "Thấy lạ ,…. gang tấc."

- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.

III- Củng cố , dặn dò:

- GV hướng dẫn HSK nêu nội dung bài, ghi bảng.

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần

Chuẩn bị tiết sau: Những cánh buồm.Đọc bài nhiều lần

+ TLCH cuối bài. Đọc diễn cảm đoạn: "Sau trận mưa …………… ………………..chưa hề đi đến."

- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi , trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

1 HSG đọc toàn bài, HS xem tranh.

- 4HS đọc nối tiếp đoạn của bài luyện đọc từ khó: chềnh ềnh, chuyến tàu, giục giã

- 4 HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp nêu chú giải trong SGK.

- HS luyện đọc theo cặp

- 1 HSK đọc lại toàn bài

- Theo dõi

- HS đọc thầm và trả lời

- Lúc thì đá tảng nằm trên đường ray , lúc thì mất ốc, trẻ em ném đá lên tàu.

- HS đọc thầm và trả lời

- Tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, thuyết phục các bạn không thả diều trên đường sắt.

- HS đọc thầm và trả lời

- Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường ray.

- HS đọc thầm và trả lời

- Lao lên cứu các em bất chấp nguy hiểm

- HS thảo luận nêu cách đọc diễn cảm.

- HS đọc cho nhau nghe theo cặp.

- HS thi đọc diễn cảm.trước lớp.

- Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai

- HS lắng nghe.

Giáo án Khoa học lớp 5

Tiết 63: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu (Tích hợp bộ phận)

Sau bài học, HS biết:

- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.

- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta. HSKT kể được 2- 3 tài nguyên thiên nhiên

- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

1 – GV:- Hình trang 130, 131 SGK.

- Phiếu học tập.

2 – HS: SGK.

III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

I–Ổn định lớp: KT đồ dùng học tập của HS

II – Kiểm tra bài cũ: “Môi trường”.

- Môi trường là gì? (HSY)

- Em làm gì để bảo vệ môi trường?(TB)

- Nhận xét, ghi điểm

III – Bài mới:

1 - Giới thiệu bài: “Tài nguyên thiên nhiên”.

2 – Hướng dẫn:

a) Họat động 1: Quan sát và thảo luận.

*Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niện ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- GV cho cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.

- Bước 2: Làm việc cả lớp.

GVtheo dõi nhận xét.

*Kết luận:GV kết luận HĐ1

b) Họat động 2: Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.

*Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên vả công dụng của chúng.

*Cách tiến hành:

- Bước 1:

GV nói tên trò chơi và hướng dẫn cho HS cách chơi.

- Bước 2:

Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.

*Kết luận:GV kết luận HĐ2

IV – Củng cố,dặn dò:

- Tài nguyên thiên nhiên là gì ?(TB)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài:”Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.

- HS trả lời.

- HS cả lớp nhận xét.

- HS nghe.

- Trước hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là: Những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.

- Cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung

- HS theo dõi.

- HS chơi như hướng dẫn.

- Cả lớp chọn đội thắng cuộc

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS xem bài trước.

GIÁO ÁN CHÍNH TẢ (Nhớ - viết):

Tiết 32: BẦM ƠI

I/ Mục tiêu:

- Nhớ – viết đúng, trình bày đúng chính tả 14 dòng đầu của bài Bầm ơi.

- Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên của cơ quan, đơn vị.

- Giáo dục HS tính cẩn thận,rèn chữ viết đẹp.

II/Chuẩn bị:

GV: - 3 bảng nhóm kẻ bảng nội dung bài tập 2.

- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

HS: SGK, vở ghi

III / Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

I- Kiểm tra bài cũ :

- Gọi2 HS (Y) lên bảng viết: Huy chương vàng, Quả bóng vàng, Đôi giày vàng, Nghệ sĩ Nhân dân.

- GV cùng cả lớp nhận xét.

II- Dạy bài mới:

1 / Giới thiệu bài:

2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết:

- 1 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi.

- Cho HS đọc thầm 14 câu thơ đầu của bài thơ trong SGK để ghi nhớ.Chú ý các từ ngữ dễ viết sai ,chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát.

- GV cho HS gấp SGK, nhớ lại và tự viết bài.

- Chấm chữa bài:+GV chấm 8 bài của HS.

+Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm

- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.

3 / Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài tập 2:

- 1 HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 2.

- Cho HS làm bài tập vào vở, rồi nêu miệng kết quả.

- Cho 3 HS làm bài trên phiếu lên dán phiếu lên bảng

- GV nhận xét , sửa chữa.

- GV treo bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị.

* Bài tập 3:

- 1HS đọc nội dung bài tập 3.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- Cho HS trình bày kết quả.

- GV chốt lại kết quả đúng.

III- Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt.

- Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan , tổ chức, đơn vị.

- Chuẩn bị bài sau nghe – viết: Trong lời mẹ hát.

- HS lên bảng viết:Huy chương vàng , Quả bóng vàng...

(Cả lớp viết nháp)

- HS lắng nghe.

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi.

- HS đọc thầm và ghi nhớ.

- HS nhớ - viết bài chính tả.

- 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK

- HS làm bài tập vào vở, nêu miệng kết quả.

- 3 HS làm bài trên phiếu, dán phiếu lên bảng.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận, phát biểu. GV cho 2 HS nhắc lại.

- HS đọc nội dung bài tập 3.

- Cả lớp làm việc cá nhân.

- HS trình bày kết quả.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS viết lại nhiều lần chữ viết sai

Tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Giáo án lớp 5 Tuần 32 đầy đủ các môn học trong phạm vi học tuần 32 lớp 5 được biên soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng theo phân phối chương trình học và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!