Giáo án lớp 5 - Tuần 19

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án lớp 5 - Tuần 19

Giáo án lớp 5 - Tuần 19 được soạn chi tiết, các nội dung của các bài học đầy đủ các môn lớp 5: Toán, Tiếng việt, Sử, Địa,.... đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT. Mời quý thầy cô giáo tham khảo bài giáo án tuần 19 lớp 5 này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp. Các thầy cô tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Giáo án Tiếng việt lớp 5 tuần 19

Tập đọc: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).

- HS (K-G) phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).

II. ĐDDH: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

GV

HS

A. Kiểm tra: Không.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Vở kịch Người công dân số Một. Vở kịch viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. Đoạn trích trên nói về những tháng,ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.

- GV đọc mẫu: Giọng rõ ràng, thay đổi linh hoạt.

. Giọng anh Thành chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng.

. Giọng anh Lê hồ hởi,nhiệt tình với bạn bè

. Nhấn giọng: sao lại thôi, vào Sài Gòn làm gì, sao lại không, không bao giờ….

- Bài chia làm mấy đoạn?

- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài .

. L1: Luyện phát âm: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô- ba, Phú Lãng Sa ,

. L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài.

- YCHS luyện đọc theo cặp.

- YCHS đọc toàn bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

+ YCHS đọc Đoạn 1:

- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?(TB-Y)

- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt KQ như thế nào?(TB-Y)

- Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào?(TB-K)

+ YCHS đọc Đ 2;3:

- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?(K-G)

* Rút từ: đồng bào;người công dân đất Việt.

- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?Giải thích vì sao như vậy?(K-G).

- GV: Câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

- Nêu nội dung của bài?(TB-K).

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

+ Đ1: “Từ đầu …Vậy anh vào Sài Gòn làm gì”.

+ Đ2: “Anh Lê này ! … ở Sài Gòn này nữa”.

+ Đ3: Phần còn lại.

- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lần )

- HS đọc phần chú giải.

- HS luyện đọc theo nhóm 2

- Tìm việc làm ở Sài Gòn.

- Mỗi năm 2 bộ quần áo, thêm 5 hào.

- Anh không để ý đến công việc. Nếu……đủ sống.

- Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng …anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?Vì anh với tôi…chúng ta là công dân nước Việt …

. Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ?

. Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba …thì ờ anh là người nước nào ?

. Anh Lê nói: Nhưng tôi . . chưa hiểu.

. Anh Thành trả lời: …vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì …

- Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành.

Hoạt động3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- YCHS đọc phân vai (anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện)

- Nhận xét ghi điểm.

- 3HS nối tiếp nhau đọc

- 3HS nhóm phân vai đọc. Đại diện nhóm thi đọc phân vai.

C. Củng cố-dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: “ Người công dân số một ( TT) “

Giáo án Lịch sử lớp 5 tuần 19

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ

I. MỤC TIÊU:

- Kể lại 1 số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:

+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.

+ Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đồn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.

- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to.

- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

GV

HS

A. Kiểm tra: Không.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Chín năm làm một điện biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng

- Đó chính là niềm tự hào, là tiếng reo của dân tộc VN về chiến thắng Điện Biên Phủ “ một mốc son chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ đã khẳng định. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp.

- GV nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương tại Điện Biên Phủ nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh. (Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ)

- Điện Biên Phủ thuộc tỉnh nào?Ở đâu? Có địa hình như thế nào?(TB-K)

- Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”?(TB-K)

- Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ?(TB-K)

- GV: Trước tình hình như thế, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

- GV treo tranh H. 1,2 (quân ta chuẩn bị với tinh thần cao nhất tất cả cho tiền tuyến)

- YCHS đọc thông tin và thảo luận nhóm 4.

. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào?

. Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ (3 đợt tấn công)?

- Ai là người chỉ huy chiến dịch ĐBP?

- Quân ta chiến đấu với tinh thần như thế nào?

- Anh Phan Đình Giót chiến đấu với tinh thần như thế nào?

* Kết luận: Trình bày diễn biến 3 đợt tấn công.

Hoạt động 3: Ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ

- Quan sát H. 4 em có suy nghĩ gì?

- Chiến thắng ĐBP có ý nghĩa như thế nào?(nhóm cặp)

* Kết luận: Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (7-5-1954), đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, phá tan ách đô hộ của thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, CMVN bước sang giai đoạn mới.

- YC 2HS đọc ghi nhớ (TB-Y).

- 7-5-1954 là ngày gì?

- Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc?

- Nghe.

- Nghe và quan sát.

- Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.

- Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đồn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.

- Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm 4. Đại diện các

nhóm trình bày.

. Bắt đầu13-3-1954 và kết thúc ngày 7-5-1954

. Đợt 1: 13-3-1954….

. Đợt 2: 30-3-1954…. .

. Đợt 3: 1-5-1954…. .

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Chiến đấu với tinh thần bất khuất, kiên cường.

- Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

- Quân ta đang vui mừng, phấn khởi đang cắm cờ tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri

- Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- 2HS đọc.

- Là ngày chiến thắng ĐBP.

- Bạch Đằng,…

C. Củng cố-dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Xem bài: Ôn tập.

Tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Giáo án lớp 5 Tuần 19 soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!