Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) theo CV 5512

Admin
Admin 16 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát Qua hình 65, 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?

+ Vận dụng kiến thức đã học để rút những vấn đề thực tiễn đặt ra .

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ..,

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Mĩ qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung :

GV trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ . Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình 65, hình 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?

c) Sản phẩm:

- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…

d) Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

a) Mục đích: Giúp HS biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1 và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS.

? Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào?

? Em cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929?

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoạn này?

? Qua hình 65, 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?

? Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX

1. Kinh tế

- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…

- Nguyên nhân:

+ Cải tiến kĩ thuật.

+ Sản xuất dây chuyền.

+ Tăng cường độ lao động của công nhân.

2. Xã hội

- Nạn phân biệt chủng tộc.

- Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước.

Hoạt động 2: Nước Mỹ trong những năm 1929-1939

a) Mục đích:

-Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Năm 1928, so với tổng sản lượng công nghiệp thế giới, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm

  1. 18%.
  2. 48%.
  3. 84%.
  4. 98%.

Câu 2: Đâu là biện pháp Mĩ không dùng để phát triển kinh tế?

  1. Cải tiến kĩ thuật.
  2. Sản xuất dây chuyền.
  3. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
  4. Tăng cường gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 3: Tổng thống Rudơven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?

  1. Tuyên chiến với Đức, Ý.
  2. Thực hiện chính sách mới.
  3. Tiến hành chiến tranh xâm lược với Mĩ Latinh.
  4. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước Mĩ Latinh.

Câu 4: Sau khi thực hiện chính sách mới, nền kinh tế Mĩ có những nét mới nào?

  1. Nền kinh tế do tư nhân Mĩ quản lý.
  2. Nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường.
  3. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế.
  4. Nhà nước hoạch định nền kinh tế một cách chặt chẽ.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

2. Tư tưởng: HS nhận thức đúng về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột trong XHTB. Mâu thuẫn giữa TS & VS không thể điều hòa được.

3. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, rút ra bài học LS.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh ảnh liên quan nội dung bài học

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra

? Hậu quả của cuộc K/hoảng KT 29-33 đối với các nước TB Châu Âu?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài mới: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ, chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở một số nước, tàn phá nặng nề kinh tế của các nước tư bản. Trong đó nước Mĩ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, nghiêm trọng. Trước tình thế đó́, giới cầm quyền Mĩ đã giải quyết khủng hoảng bằng cách nào?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Yêu cầu HS quan sát bản đồ thế giới trên máy chiếu

Em hãy xác định vị trí nước Mĩ trên bản đồ ?

- Nước Mĩ hay còn gọi là Hoa Kì nằm ở trung tâm của Bắc Mĩ, lãnh thổ tựa như một tứ giác khổng lồ, là khu vực rộng lớn ít bị chia cắt: diện tích = 9, 170, 002 km2; Dân số: 247,028, 000 người. Là nước có nhiều khoáng sản, quan trọng nhất là: Đồng, vàng, quặng, u ran, dầu mỏ, sắt và than đá .....

Nước Mĩ tham gia cuộc chiến tranh thế giới muộn hơn (4/1917).

- HS chú ý mục I (sgk – 93 – 94).

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ phát triển trong điều kiện như thế nào?

+ Trong những năm 1923 – 1929: công nghiệp tăng 69% (1928) vượt sản lượng toàn châu âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép, chiếm 60 % dự trữ vàng của thế giới.

Quan sát H.65, 66 sgk – 93

Em có nhận xét gì về hai bức tranh này?

Cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ô tô; cầu cống đường sá, khách sạn, nhà hàng.

So với các nước khác thì kinh tế Mĩ có ưu thế hơn về mặt nào ?

Do đâu kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng như vậy ?

 

- Cải tiến kĩ thuật, sản xuất dây truyền-> ứng dụng khoa học, kĩ thuật

- Giàu tài nguyên, buôn bán vũ khí, xa chiến trường chiến tranh thế giới

- Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

Ngoài những biện pháp trên, nước Mĩ có những điều kiện gì để phát triển kinh tế.

+ Trong chiến tranh thế giới thứ nhất: tham gia chiến tranh muộn, hầu như không bị tổn thất gì, là nước thắng trận Mĩ giàu lên được nhờ bán nhiều vũ khí Mĩ trở thành chủ nợ của các nước Châu Âu (trên 10 tỉ đô la)

Quan sát H.67 (sgk – 94).

Em có nhận xét gì về đời sống của công nhân Mĩ?

- Đời sống của công nhân Mĩ rất khổ cực, làm việc vất vả, phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột, lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố, không có những điều kiện tối thiểu để sinh sống .... -> Đây là bức tranh đối lập với đời sống của những nhà tư bản Mĩ.

Qua các hình 65, 66 với H. 67 Em có nhận xét đánh giá gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ.

Sự giàu có của nước Mĩ chỉ thuộc về một số người, đó là sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ.

Tại sao nước Mĩ lại có sự phân biệt giàu nghèo như vậy. do công nhân bị bóc lột nặng nề, thất nghiệp, bất công xã hội. Đặc biệt người da đen còn phải chịu nạn phân biệt chủng tộc.

Trong lòng nước Mĩ nảy sinh mâu thuẫn gì?

 

Trong điều kiện như vậy, tác động như thế nào đến phong trào cách mạng?

Tác dụng của ĐCS Mĩ đối với phong trào công nhân?

+ Do bị bóc lột, thất nghiệp, đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc giữa người da đen và người da trắng => phong trào đấu tranh của công nhân, những người lao động Mĩ chống lại nhà tư sản. Cuộc đấu tranh này phát triển ở hầu khắp các bang => Đảng cộng sản thành lập (5/ 1921).

 

Đọc thầm đoạn 1 /mục II (sgk – 94)

Trong những năm 1929-1933, tình hình nước Mĩ có gì biến chuyển ?

 

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) diễn ra như thế nào.

Khủng hoảng bắt đầu từ tài chính sau lan nhanh sang công nghiệp, nông nghiệp.

Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy, làm cho nền kinh tế tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

Để giữ giá hàng, Mĩ đã huỷ bỏ một số lượng lớn hàng hoá, phá huỷ 124 tàu biển trọng tải khoảng 1 triệu tấn, giết mổ 6,4 triệu con lợn vứt đi không sử dụng.

Nguyên nhân nào dẫn đến xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt đầu từ Mĩ (thảo luận).

+ Sản xuất ra khối lượng của cải lớn, không đồng bộ giữa các ngành.

+ Sức mua của dân bị hạn chế => sự ế thừa hàng hóa “cung” nhiều hơn “cầu”.

+ Mĩ là nước kinh tế phát triển nhanh nhất trong thời kì này, nhưng cũng là nước bị khủng hoảng đầu tiên, nặng nề nhất.

+Sự phát triển tự do của các ngành kinh tế -> hàng hóa ế thừa.

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ thiệt hại nặng ntn?

- Hàng ngàn ngân hàng, công ty công nghiệp bị phá sản.

- 1932 công nghiệp giảm 2 lần so với 1929, 75% nông dân bị phá sản.

- 1932, nghèo đói lan tràn khắp nước, số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu (1933).

- Biểu tình, tuần hành “ Đi bộ vì đói ” liên tiếp xảy ra.

Quan sát H 68 “Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu Oóc ”.

Theo em, gánh nặng chủ yếu của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào.

Gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè lên vai giai cấp công nhân, những người lao động làm thuê, nông dân và gia đình họ. Những người thất nghiệp đã tham gia vào các cuộc đi bộ vì đói, đòi trợ cấp thất nghiệp

Trước tình hình như vậy tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven đã giải quyết như thế nào?

Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đề ra chính sách mới (1932)

Đọc đoạn “ Để đưa nước Mĩ .... xã hội ”/ sgk – 95.

Nêu nội dung chính của chính sách mới?

+ Gồm những biện pháp giải quyết thất nghiệp.

+ Phục hồi kinh tế, tài chính.

 

 

 

 

 

Quan sát H .69.

Theo em, bức tranh nói lên điều gì?

Hình ảnh là một người khổng lồ tượng trưng cho vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát đời sống kinh tế của đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của sản xuất, lưu thông hàng hoá để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nguy kịch.

Cho biết kết quả của chính sách mới.

 

 

 

 

 

Ai là người có công đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?

- Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven (đắc cử cuối năm 1932).

- Ông là người đã thực hiện “chính sách mới” và là tổng thống Mĩ duy nhất suốt 4 nhiệm kì liên tiếp (1932 – 1945).

- 8 năm cầm quyền Ru-dơ-ven đã chi 16 tỷ đô la cho cứu trợ thất nghiệp, lập ra những quĩ liên bang giúp những doanh nghiệp đang tan rã ....

Nêu: mặc dù còn nhiều hạn chế, song những biến đổi của Ru-dơ-ven là tự đổi mới tự thích nghi với điều kiện mới.

I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Kinh tế

- Sau chiến tranh, kinh tế phát triển nhanh chóng.

- Là trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đứng đầu thế giới về sản xuất dầu lửa, thép, trữ lượng vàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Xã hội

 

 

 

 

 

- Tồn tại sự phân biệt giàu nghèo.

- Phân biệt chủng tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mâu thuẫn tư sản và vô sản gay gắt -> Phong trào công nhân phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 5/ 1921 Đảng cộng sản Mĩ thành lập -> lãnh đạo công nhân đấu tranh

II. Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939 ở Mĩ

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ

- 24/10/1929 nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chính sách mới của Mĩ

- Nội dung

+ Ban hành các đạo luật để phục hưng công – nông nghiệp – ngân hàng.

+ Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực.

+ Tăng cường vai trò nhà nước trong cải tổ lại hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất.

+ Cứu trợ người thất nghiệp, tạo việc làm mới cho người lao động.

+ ổn định xã hội.

 

 

- Kết quả

+ Đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.

+ Giải quyết phần nào những khó khăn cho người lao động.

+ Duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm