Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á năm 1918 -1939 theo CV 5512 (tiết 2)

Admin
Admin 17 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á năm 1918 -1939 (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Biết được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939, trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.

- Biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX, trình bày được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1039)

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về một số nước châu Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á

c) Sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên

d) Tổ chức thực hiện:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

a) Mục đích: HS cần nắm được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

? Tình hình chung của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào?

- GV yêu cầu HS dùng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau.

? Phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào?

? Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, phong trào cách mạng Đông Nam Á có nét gì mới?

? Sự trưởng thành của các ĐCS có tác động ntn đối với p/t ĐLDT ở các nước ĐNA?

Cho HS đọc phần tư liệu SGK

Hướng dẫn HS xem H73, 74 (SGK)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:

1. Tình hình chung:

- Đầu thế kỉ XX hầu hết đều là thuộc địa (Trừ Thái Lan).

- Cách mạng phát triển mạnh, vận động theo hướng dân chủ tư sản.

- Nét mới

+ Giai cấp vô sản trưởng thành.

+ Một loạt các đảng Cộng sản ra đời.

- Những phong trào điển hình.

+ Khởi nghĩa Xu- na- tơ - ra (Inđô nêxia).

+ Xô viết Nghệ Tĩnh (VN).

Hoạt động 4: Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

a) Mục đích: HS cần nắm được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

? Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế nào?

? Phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào?

- GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

- GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV sơ kết bài: Phong trào độc lập dân tộc trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1919) lên cao và lan rộng. Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh thời kì này mở đầu bằng phong trào Ngũ tứ, rồi sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á có nhiều nét mới: phong trào dâng cao, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản trẻ tuổi.

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:

- Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.

- Ở Đông Dương: phong trào diễn ra sôi nổi, phong phú.

- Ở Đông Nam Á hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

- Từ 1940 chống Phát xít Nhật.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?

  1. Phong trào Ngũ Tứ.
  2. Phong trào Cần Vương.
  3. Khởi nghĩa Gia va.
  4. Cách mạng Mông Cổ.

Câu 2: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu bằng sự kiện nào?

  1. Cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải.
  2. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.
  3. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Nam Kinh.
  4. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở Thượng Hải.

Câu 3: Trong các khẩu hiệu sau, khẩu hiệu nào không phải được nêu ra trong phong trào Ngũ Tứ?

  1. Trung Quốc là người của Trung Quốc.
  2. Phế bỏ Hiệp ước 21 điều.
  3. Đánh đổ Mãn Thanh.
  4. Kháng Nhật cứu nước.

Câu 4: Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ Quốc - Cộng hợp tác nhằm mục đích

  1. hợp tác để chống Tưởng Giới Thạch.
  2. thỏa hiệp để cùng dưỡng quân.
  3. cùng nhau kháng chiến chống Nhật xâm lược.
  4. đánh đổ Mãn Thanh.

Câu 5: Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa?

  1. Việt Nam.
  2. Thái Lan.
  3. Inđônêxia.
  4. Brunây.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Nắm được phong trào tiêu biểu ở một số nước

2. Tư tưởng: Ý thức đấu tranh cho hòa bình, tự do.

3. Kĩ năng: Kỹ năng so sánh, phân tích, kỹ năng sử dụng bản đồ

II. CHUẨN BỊ

  • GV: SGK, SGV, Bản đồ Đông Nam Á
  • HS: SGK, VBT, Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á?

? Nêu những nét chính về CMTQ trong những năm 1919 – 1939?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chung

Hs đọc thầm mục 1- SGK/101

? Nét chung nhất của các nước Đông Nam Á đầu thế kỷ XX?

Hs trả lời, ghi bài

Pháp: 3 nước ĐD

Anh: Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, Miến Điện

Hà Lan: In-đô-nê-xi-a

TBN sau Mỹ: Phi-lip-pin

? Tại sao Thái Lan không biến thành thuộc địa của các Đế quốc?

Hs thảo luận theo bàn

Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á.

Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.

? Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào cách mạng ở Đông Nam Á lại phát triển mạnh?

Hs trả lời, ghi bài

 

 

 

? Nét mới trong phong trào là gì?

Hs phát biểu

? Hãy nêu một số phong trào điển hình ở ĐNA?

Hs phát hiện, trình bày

? Phong trào dân chủ tư sản ở ĐNA tiến bộ ra sao?

Hs đánh giá, nhận xét

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

Hs đọc SGK mục 2 sgk trang 102-103

? Nguyên nhân dẫn đến ptđt? hs trả lời, ghi bài
+ Các phong trào tiêu biểu:

Lào?Hs trình bày

 

 

Campuchia?- Hs phát hiện trả lời

 

 

 

Việt Nam? Hs trả lời

 


Phong trào ở Inđônêsia? quan sát H74, nhận xét?

Hs trình bày, quan sát hình nhận xét

 

 

 

? Nhận xét về các phong trào ở ĐNÁ?

Hs suy nghĩ, nhận xét

1. Tình hình chung

a. Khái quát:

- Đầu thế kỷ XX hầu hết các nước ĐNÁ đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây (Trừ Thái Lan)

- Tầng lớp trí thức muốn vận động cách mạng theo hướng dân chủ tư sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Nguyên nhân:

- Thực dân tăng cường áp bức, bóc lột.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917.

c. Nét mới của cách mạng ĐNA:

- Giai cấp vô sản trưởng thành.

- Hàng loạt các đảng cộng sản ra đời.

d. Kết quả:

- Các phong trào đều thất bại

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

* Nguyên nhân: sgk

* Các phong trào tiêu biểu:

- Ở Lào: 1901 – 1936: Khởi nghĩa Ong Kẹo, Com Ma Đam

- Ở Cam- Pu- Chia:

1930– 1935: Phong trào độc lập dân tộc dân chủ phát triển mạnh

- Ở Việt Nam: Sau 1930 Phong trào chống Pháp phát triển mạnh

- Ở In-đô-nê-xi-a: Phong trào cách mạng phát triển mạnh 

5 - 1920: Đảng cộng sản In đô nê xia ra đời

1940 - 1945: Phong trào đấu tranh chống Hà Lan phát triển mạnh

-> Phong trào cách mạng ở các nước đã diễn ra sôi nổi, hình thức phong phú. Năm 1940 phong trào chuyển sang chống phát xít Nhật.

4. Hoạt động tiếp nối

a) Củng cố

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài

b) Dặn dò về nhà.

Học bài cũ. Làm BT. Chuẩn bị bài mới

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á năm 1918 - 1939 theo CV 5512 (tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm