Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) theo CV 5512

Admin
Admin 17 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Biết nắm các sự kiện lịch sử, chỉ được bản đồ, phân tích.

- Năng lực chuyên biệt: Vẽ bản đồ đẹp chính xác, biết so sánh, liên hệ thực tế.

Biết được mối quan hệ nước ta với Nhật Bản hiện nay.

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh.

- Bản đồ thế giới (Hoặc châu Á) phấn màu, tài liệu.

2. Chuẩn bị của HS: Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh, phấn, thước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào bài học thông qua bản đồ và tranh ảnh, tạo tư thế học tập hứng thú

b) Nội dung: Nhìn vào bản đồ và trả lời bài tập sau:

Nhật Bản ở khu vực nào của châu Á? (Khu vực ĐÁ…)

Cuối TK XIX đầu TK XIX nền kinh tế của Nhật phát triển như thế nào?

c) Sản phẩm: HS suy nghĩ, trao đổi trả lời: Khu vực ĐÁ…là nước duy nhất ở châu Á không bị các nước TB phương Tây xâm lược, có nền kinh tế phát triển…

d) Tổ chức thực hiện:

Từ đó GV dẫn dắt vào bài NB giống như các nước TB châu Âu và Mĩ có nền kinh tế phát triển theo con đường TBCN, nhưng phát triển không cân đối, chạy theo lợi nhuận….

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

a) Mục đích:

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Tình hình kinh tế Nhật sau CTTGI?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

? Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

? Em cho biết sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

? Trình bày cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật?

? So sánh kinh tế Nhật – Mỹ trong thời gian?

- Giống: Sau chiến tranh kinh tế đều phát triển.

- Khác: Nhật khủng hoảng tài chính sớm 1927, trong khi Mỹ vẫn đang còn phát triển. Từ 1929 – 1933 kinh tế Mỹ mới bị khủng hoảng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

-HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh

1. Kinh tế

- Đã thu được nhiều lợi nhuận, nhất là về kinh tế.

- Sau chiến tranh, Kinh tế ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp lạc hậu.

2. Xã hội

- Năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi.

- Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập, lãnh đạo phong trào công nhân.

- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.

Hoạt động 2: Nhật Bản trong những năm 1929- 1939

a) Mục đích: Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đã diễn ra như thế nào?

? Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

? Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít ra sao?

GV cho HS quan sát h71 và yêu cầu HS nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật, so sánh với Đức.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh

GV sơ kết bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Để tìm lối thoát khủng hoảng, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật

- Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.

+ Sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3.

2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền

- Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân sự hóa đất nước.

- Phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.

- Tháng 9/1931, tấn công vùng Đông Bắc trung Quốc.

- Trong thập niên 30, đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, đã làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật, khủng hoảng, gây chiến tranh xâm lược.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Chọn câu đúng (Trả lời cá nhân)

Câu 1: Cuối TK XIX đầu TK XX Nhật là nước duy nhất ở châu Á

  1. chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
  2. chủ nghĩa tư bản hình thành
  3. xây dựng nhà nước tự do
  4. chủ nghĩa phát xít hình thành

Câu 2: Khi lâm vào khủng hoảng 1929 – 1939 Nhật đã

  1. tiến hành cải cách kinh tế- xã hội
  2. phát xít hóa gây chiến tranh
  3. hợp tác với các nước tư bản ở châu Âu
  4. đầu tư kinh doanh ở nước ngoài

Câu 3: Năm 1927 Nhật Bản bắt đầu khủng hoảng từ lĩnh vực

  1. ngân hàng 
  2. nông nghiệp
  3. công Nghiệp
  4. xây dựng

Câu 4: Sau khi phát xít hóa Nhật xâm lược quốc gia đầu tiên là

  1. Thái Lan
  2. Lào
  3. Việt Nam
  4. Trung Quốc

Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh nền kinh tế Nhật Bản hiện nay?

  1. Áp dụng khéo léo thành tựu KHKT vào sản xuất kinh doanh
  2. Người Nhật cần cù lao động, sáng tạo và tiết kiệm
  3. Thường nhận viện của nước ngoài để phát triển kinh tế
  4. Có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Những nguyên nhân chính dẫn tới quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản và hậu quả của quá trình này đối với Nhật Bản và thế giới

2. Tư tưởng:

  • Nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của CNFX Nhật
  • Có tư tưởng chống CNFX, căm thù những tội ác mà CNFX gây ra cho nhân loại

3. Kĩ năng:

  • Khả năng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử
  • Biết cách so sánh, liên hệ và tư duy logic, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu bản chất của các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong lịch sử

II. CHUẨN BỊ

  • GV: SGK, Bản đồ châu Á
  • HS: SGK, VBT, Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu tình hình kinh tế, xã hội của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX?

? Nêu nội dung và kết quả của chính sách kinh tế mới?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- GV cho HS quan sát bản đồ châu Á và yêu cầu HS chỉ vị trí Nhật Bản trên bản đồ.

? Tình hình kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Hs trả lời, ghi bài

? Đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK và nhận xét về tình kinh tế Nhật Bản?

Hs đọc, nêu nhận xét

? Em hãy so sánh tình hình kinh tế Nhật với kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới?

Hs tổng hợp kiến thức, so sánh

? Tình hình xã hội Nhật Bản sau chiến tranh?

Hs trình bày, ghi bài

? Quan sát hình 70 và NX?

Hs quan sát, nhận xét

Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhật Bản trong những năm 1929-1939

Cả lớp chia thành 03 nhóm đọc mục II SGK trang 97-98 và thảo luận các vấn đề sau:

 

Nhóm 1

- Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế:

+ Nguyên nhân:

+ Hậu quả:

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2

- Quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản

? Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

? quan sát H71 trình bày kế hoạch xâm lược của NB?

 

 

 

Nhóm 3

? So sánh quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản với quá trình PX ở Đức?
? Thái độ của nhân dân NB với chủ nghĩa PX như thế nào?

? Nhận xét về quá trình chống CNPX của ND Nhật Bản

GV: gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét và giáo viên tổng kết vấn đề thảo luận

1. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

 

 

* Kinh tế:

- Chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh

- Kinh tế tăng trưởng không đều, không ổn định

- Mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp

 

 

* Xã hội:

- Đời sống của nhân dân khó khăn

- Các phong trào đấu tranh bùng nổ

- 7/1922 Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập

 

 

 

2. Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939

 

 

 

a. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Nhật

- Nguyên nhân:

- Hậu quả: Mức sản xuất bị đẩy lùi

+ Nạn thất nghiệp

+ Đời sống nhân dân khó khăn

=> Phong trào đấu tranh bùng nổ

b. Chủ nghĩa phát xít Nhật ra đời

- Nguyên nhân: Để khắc phục tình trạng khủng hoảng

- Quá trình phát xít hoá:

+ Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa

+ Đàn áp phong trào nhân dân

-> Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa PX của nhân dân Nhật lan rộng

4. Hoạt động tiếp nối

a) Củng cố

HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài

b) Dặn dò về nhà.

Học bài cũ. Làm BT. Chuẩn bị bài mới

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm