Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 theo CV 5512 (tiết 1)
Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 22: Sự phát triển của khoa học kì thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
- Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
- Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiết 2)
Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Âm mưu xâm lược của chúng.
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và Gia Định.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện HS kỹ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học.
3. Thái độ:
- Bản chất tham lam, tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.
- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, tổng hợp …..
Phương tiện: tranh ảnh liên quân pháp xâm lược, Trương định nhận phong soái; …..Lược đồ ĐNA trước sự xâm lược của CNTD PT; Lược đồ chiến trường Đà Nẵng
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan đến bài học…
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Quan sát tranh 84 cho biết quân Pháp tấn công Đà Nẵng như thế nào? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Để HS biết được nguyên nhân, quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định) diễn ra thế nào? Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta ra sao? Ta vào bài 24 sẽ rõ
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - Trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, chứng minh được tinh thần nhân dân quyết tâm kháng chiến.
- Trình bày được Hiệp ước 1862. Triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt.
- Phân tích được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV phát phiếu BT, yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: ? Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? (nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ). ? Bước đầu quân pháp đã thất bại ntn? ? Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trong việc chống Pháp? ? Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào? ? Em cho biết nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - GV trình chiếu lược đồ các nước ĐNÁ trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân P/Tây. Lược đồ chiến trường Gia Định 1859-1861. Và một số tranh ảnh có liên quan. - Hs trình bày kết hợp chỉ lược đồ…. C1. Nguyên nhân sâu xa: các nước TB cần mở rộng TT và thuộc địa. Nguyên nhân trực tiếp: do chế độ Pk nhà Nguyễn suy yếu… Duyên cớ: bảo vệ đạo Gia Tô. C2. SGK C3. Thái độ của triều đình… C4. Học sinh trình bày C5. Nội dung (sgk) Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Trình chiếu hình ảnh Nguyễn Tri Phương và sơ lược vài nét về ông. |
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859 a. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam. - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu. b. Chiến sự ở Đà Nẵng - Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. - Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả. - Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 2. Chiến sự Gia Định năm 1859 - 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long. - Ngày 5-6-1862, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn… |
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
* Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (câu hỏi)
- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.
- HS nộp sản phẩm cho GV.
GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ chống quân xâm lược của triều đình Huế?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu để phản công mà lại chủ trương cố thủ bỏ lỡ cơ hội độc lập.
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
Về nhà học bài và chuẩn bị phần còn lại II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1873.
+ Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
+ Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
+ Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta ra sao?
Giáo án môn Lịch sử lớp 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỷ XIX, nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt nam của thực dân Pháp
2. Tư tưởng:
- Thấy được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân
- Tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta và thái độ yếu đuối, bạc nhược của nhà Nguyễn
3. Kĩ năng: Phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Bản đồ chiến trường Đà Nẵng-Gia Định, Bản đồ hành chính Việt Nam
- HS: SGK, VBT, Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: LS VN giai đoạn từ thế kỉ XIX trở đi có rất nhiều biến động với hàng loạt các sự kiện lịch sử diễn ra, đánh dấu thời kì chuyển biến về mọi mặt của dân tộc, sự kiện đầu tiên đó là sự xâm lược của TD Pháp xâm lược VN.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiến sự ở Đà Nẵng trong những năm 1858-1859 Hs đọc mục 1 sgk trang 114-115.
. Về phía ta? Hs trình bày Hs quan sát, lắng nghe + Kết quả chiến sự ở Đà Nẵng? – Hs trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến sự ở Gia Định năm 1859 Hs đọc thầm mục 2 sgk trang 115-116. Vì GĐ là vựa lúa của miền nam, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế. Đi trước Anh một bước trong việc làm chủ các cảng biển quan trọng ở Miền nam. Chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang miền Nam TQ… * Diễn biến chiến sự ở Gia Định
Hs quan sát h84 sgk và nhận xét?
Nhân dân tự đứng lên kháng chiến làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn Hèn nhát, nhu nhược đường lối chống Pháp không kiên quyết, bỏ lỡ thời cơ đuổi quân Pháp ra khỏi nước ta Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc Hs trình bày nội dung ? Hiệp ước này có ảnh hưởng gì tới phong trào kháng chiến của dân tộc? Hs suy nghĩ, trả lời |
1. Chiến sự Đà Nẵng trong những năm 1858 -1859 - Nguyên nhân sâu xa:
* Chiến sự tại Đà Nẵng: - Về phía Pháp:
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 . 24/2/1861 Đại đồn Chí Hòa thất thủ
b. Hiệp ước 5/6/1862: |
4. Hoạt động tiếp nối
Củng cố: GV yêu cầu HS lên trình bày lại DB chiến sự trên chiến trường Đà Nẵng - Gia Định trên lược đồ?
Dặn dò: Học bài cũ. Làm bài tập. Chuẩn bị bài mới
---------------------
Ngoài Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiết 1), mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 8 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 đã được Tìm Đáp Án cập nhật liên tục.