Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19 theo CV 5512

Admin
Admin 17 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thể kỉ XIX được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS cần nắm nước

-Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

-Nội dung cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện.

- Ý nghĩa cải cách duy tân

2. Thái độ: Giáo dục cho HS thấy rõ

-Đây là một hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, thể hiện khía cạnh của lòng yêu nước.

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại xâm.

3. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, hướng dẫn các em liên hệ giữa lí luận và thực tiễn.

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.

II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng

-Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra 15 phút: Trình bày nguyên nhân bùng nổ và những nét diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

Đáp án và thang điểm chấm: Mỗi ý trả lời đúng được 2 điểm:

Nguyên nhân bùng nổ:

  • Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vùng đồng bằng Bắc kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
  • Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đứng dậy đấu tranh.

Diễn biến:

  • Giai đoạn 1884 – 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.
  • Giai đoạn 1893 – 1908: nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
  • Giai đoạn 1909 – 1913 Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn…Ngày 1/2/1913 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.

2. Bài mới

2.1 Khởi động:

- Mục tiêu: Sự xuất hiện các đề nghị cải cách trong hoàn cảnh nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

- Phương pháp – kĩ thuật: Cho HS quan sát hai hình trên và nêu vấn đề.

- Thời gian: 3 phút

- Tổ chức hoạt động: Cho HS nhắc lại hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XIX

- Dự kiến sản phẩm:

Nửa cuối TK XIX, tình hình nước ta có nhiều biến động lớn: Khủng hoảng KT- chính trị-XH…. trầm trọng. TD Pháp xâm lược hòng biến nước ta thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột dân ta. Trong hoàn cảnh LS đầy biến động ấy, xuất hiện nhiều đề nghị cải cách nhằm cải thiện tình hình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những cải cách này ra sao nhé.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm:

Mục tiêu: Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1: Các nhóm trong lớp: Tìm hiểu về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho lần lượt 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả 2 nhóm trên đã trình bày.

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

(-Chính trị: Nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

-Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ

-Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.)

=> Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách duy tân ra đời.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:

Mục tiêu: Động cơ, những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách.

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1:

- Nhóm chẵn: Động cơ dẫn tới cải cách.

- Nhóm lẽ: Những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách.

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho nhóm chẵn- lẻ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

(- 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế

-1872: Viện thương bạc

- 1863 -> 1871: Nguyễn Trường Tộ với 30 bản điều trần.

- 1877 và 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 02 bản “Thời vụ sách” lên vua.)

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:

Mục tiêu: Kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1:

- Nhóm chẵn: Kết cục của các đề nghị cải cách.

- Nhóm lẽ: Ý nghĩa của các đề nghị cải cách

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho nhóm chẵn- lẻ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

1. Chính trị:

2. Kinh tế: SGK

3. Xã hội:

=> Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX

1. Động cơ

-Trước tình trạng đất nước ngày càng khốn đốn.

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh.

2. Nội dung: SGK

III. Kết cục của các đề nghị cải cách

1. Kết cục

- Những đề nghị cải cách không thực hiện được. Vì:

+ Các cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.

+ Do triều đình nhà nguyễn bảo thủ.

2. Ý nghĩa

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người việt nam hiểu biết thức thời.

- Góp phần cho sự ra đời của trào lưu Duy tân đầu thế kỉ XX

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

  • Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
  • Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân và những nguyên nhân chủ yếu khiến cho những cải cách không được thực hiện.

2. Về kỹ năng:

  • Đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh trong truyền thống yêu nước
  • Khâm phục lòng cương trực, thẳng thắn của một số nhà duy tân

3. Về tư tưởng:

Có thái độ đúng đắn trân trọng tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai.

II. Chuẩn bị

  • GV: SGV, SGK và tư liệu tham khảo về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
  • HS: Đọc nội dung trước ở nhà.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kim tra bài cũ:

? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ.

? Tìm nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa và ý nghĩa lịch sử.

3. Bài mi:

Nửa cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp đang mở rộng xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh Bắc Kì, triều đình nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Một trào lưu tư tưởng mới - trào lưu cải cách Duy Tân đã xuất hiện ở nước ta nhằm đưa nước nhà trên con đường duy tân tiến bộ, tạo ra thực lực cho đất nước chống ngoại xâm. Nhưng cải cách đó không được nhà Nguyễn chấp nhận. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề đó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX

 

? Em hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam giữa thế kỉ XIX.

GV: Yêu cầu 1 HS khác nhắc lại

? Tình hình kinh tế nước ta lúc này như thế nào.

 

?Vì sao nền tài chính lại cạn kiệt.

HS: - Nông công nghiệp thương đình trệ: kinh tế sa sút.

- Quan lại triều đình tham nhũng,bòn rút ngân khố.

- Kinh phí bồi thường chiến phí cho Pháp.

? Đời sống nhân dân ra sao?Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc này là gì?

HS: Nông dân > < phong kiến

Dân tộc > < thực dân Pháp.

GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh nông dân bị 3 tầng áp bức.

? Để giải quyết những mâu thuẫn trên bằng cách nào

? Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra

HS: Xã hội bế tắc, đất nước khó khăn mọi mặt

? Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỉ XIX

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hoạt động cải cách của Việt Nam

? Trong bối cảnh đó, nước ta phải làm gì?

HS: duy tân ra đời.

Mục Đích: Đưa nước nhà vượt qua khó khăn lạc hậu

-Tạo thực lực cho nhà nước đánh Pháp.

? Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách.

- Tình trạng đất nước nguy khốn

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân

- Tạo thực lực cho đất nước

? Nội dung chính của những cải cách là gì .

? Kể tên một số sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách.

Đọc cho HS nghe nguyên bản đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ

? Em có suy nghĩ gì về những cải cách của sĩ phu duy tân.

-Đều đáp ứng phần nào yêu cầu của xã hội ta lúc đó.

- Các sĩ phu đã vượt qua….

Những cải cách rất dũng cảm và cách mạng

?Vậy nhà Nguyễn có chấp nhận những cải cách của các sĩ phu không

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu kết thúc của cuộc cải cách.

 

Thảo luận (3 phút)

? Vì sao những cải, cách không được chấp nhận.

GV: cho HS thảo luận theo bàn sau đó gọi bất cứ 1 HS

HS:

- Chưa xuất phát từ những cơ sở trong nước và nhà Nguyễn bảo thủ)

 

 

? Trào lưu duy tân có ý nghĩa gì.

HS: Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.....

 

I. Tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX

 

 

 

 

 

*Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính nội trị, ngoại giao lạc hậu, chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng.

 

 

 

 

* Kinh tế : Công, nông nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ

 

 

*Xã hội: Nhân dân đói khổ mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt

 

+Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

 

 

II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX

 

* Hoàn cảnh:

- Xã hội bế tắc, đất nước khó khăn mọi mặt

- Các sĩ phu đề xướng cải cách tạo thực lực cho đất nước.

 

* Nội dung:

- Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội

- Những nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết cục của các đề nghị cải cách

 

* Kết cục: Những cải cách không được nhà Nguyễn chấp nhận.

* Nguyên nhân:

+ Cải cách rời rạc, lẻ tẻ.

+ Chưa xuất phát từ cơ sở trong nước.

+ Nhà Nguyễn bảo thủ

* Ý nghĩa:

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình

- Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam.

- Chuẩn bị cho trào lưu Duy Tân mới ra đời đầu thế kỉ XX.

4. Củng cố: Chọn câu trả lời đúng

A. Nguyễn Lộ Trạch đề nghị:

  1. Đẩy mạnh khai hoang.
  2. Mở 3 cửa biển ở Miền Trung và miền Bắc.
  3. Mở cửa biển Trà Lí.
  4. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

B. Nguyên nhân dẫn đến những đề nghị cải cách ở Việt Nam:

a. Cải cách rời rạc, lẻ tẻ.

b. Chưa xuất phát từ cơ sở trong nước.

c. Nhà Nguyễn bảo thủ không chấp nhận.

d. Cả a,b, c đều đúng.

5. Dặn dò:

Về nhà học bài và chuẩn bị tuần sau học lịch sử địa phương với các nội dung:

? Thực dân Pháp tấn công và chiếm đóng Biên Hòa.

? Cách mạng tháng 8/1945 ở Biên Hòa.

? Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19 theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm