Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX theo CV 5512 (tiết 1)

Admin
Admin 17 Tháng mười hai, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

+ Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phái chủ chiến, phái chủ hòa. Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.

+ Rèn kĩ năng phân tích, mô tả những nét chính các cuộc khởi nghĩa.

+ Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

* Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập

* Giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, Tài liệu tham khảo, tranh ảnh chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

- Lược đồ: kinh thành Huế năm 1885

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: không

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.

  1. Sau 2 Hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến triều đình Huế đã có những hành động như thế nào?
  2. Sau cuộc phản công kinh thành Huế thì phong trào kháng chiến chống Pháp ntn? HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.

HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.

GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.

Sau 2 Hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến triều đình Huế vẫn hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Cuộc phản công tiến hành như thế nào? Phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra thế nào để hiểu ta tìm hiểu bài 26 sẽ rõ

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa.

  • Nguyên nhân, diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885 đó là sự kiện mở đầu phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
  • Những nét khái quát nhất của phong trào Cần Vương (giai đoạn đầu từ 1858- 1888) phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

1. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”

HĐ CỦA GV - HS

NỘI DUNG

+? Em hãy cho biết Chủ trương của phe chủ chiến là gì?

- Gv cho HS tìm hiểu đoạn in nhỏ.

+?Thực dân Pháp có thái độ ntn trước hành động đó?

+? Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công kinh thành Huế?

+? Diễn biến?

- GV trình bày trên lược đồ.

+?Kết quả của cuộc phản công?

+? Nguyên nhân nào khiến cuộc phản công thất bại?

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885.

- Trong khi triều đình đầu hàng Pháp, phe chủ chiến gấp rút chuẩn bị lực lượng kháng chiến, nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay thực dân Pháp

- Pháp lo sợ tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến

- Giành quyền chủ động và tự vệ

- Đêm ngày 4, rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế.

- Kết quả: Thất bại.

+ Pháp rất mạnh, lực lượng phái chủ chiến ít..

 

+? Sau khi cuộc phản công thất bại, TTT đã làm gì?

- GV giải thích " Cần Vương": Hết lòng giúp vua, cứu nước, thực chất nó là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước.

+? Hành động của vua Hàm Nghi và TTT được đánh giá cao? Vì sao?

- GV giới thiệu chân dung vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm

1. Thành phần tham gia và lãnh đạo phong trào là ai?

2. Trong giai đoạn đầu địa bàn của cuộc khởi nghĩa ntn?

3. ở giai đoạn sau PT này phát triển ntn?

- GV có thể giải thích "Văn thân, sĩ phu".

+? Em hãy trình bày diễn biến của phong trào?

2. Phong trào Cần Vương.

- 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương", kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

→ PT Cần vương bùng nổ.

+ Gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc.

+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân.

+ Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước.

+ Thành phần: Quần chúng yêu nước.

+ Lúc đầu địa bàn hoạt động ở Tân Sở. Sau lan rộng ra N. An, Hà Tĩnh, Q. Bình, sang cả Lào.

+ Về mức độ: PT phát triển rộng khắp, gồm hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ.

+ Địa bàn hoạt động rộng.

- Phong trào trải qua 2 giai đoạn:

+ 1885 - 1888.

+ 1888 - 1896.

- Tháng 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào tiếp tục được duy trì và phát triển.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS hiểu được

  • Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa.
  • Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phái chủ chiến (1885)

2. Tư tưởng

Bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước- Lòng tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc

3. Kĩ năng

  • Sử dụng các kĩ năng tổng hợp: Phân tích, mô tả những nét chính cuộc khởi nghĩa
  • Sử dụng bản đồ, tranh ảnh liên hệ thực tế

II. Chuẩn bị

  • Lược đồ cuộc phản công
  • Chân dung Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, - Bản đồ chung về phong trào Cần Vương

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2 như thế nào.

? Trình bày nội dung chủ yếu của điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt.

3. Bài mới:

Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt Triều đình phong kiến nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp, nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp ở khắp Bắc, Trung Kì vẫn phát triển mạnh với hình thức “Cần Vương’’- Phò Vua cứu nước mà chỗ dựa chủ yếu là phe chủ chiến trong Triều đình, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, phe chủ chiến đã tiến hành tấn công kinh thành Huế. Để biết được cuộc phản công ở kinh thành Huế ra sao thì chúng ta cùng hiểu bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử cuộc phản công của phe chủ chiến

GV: Với 2 Hiệp ước 1883-1884 , Triều đình Huế hầu như không còn vai trò chính trị của mình.

? Tại sao vẫn còn cuộc phản công của phe chủ chiến

? Bối cảnh lịch sử của vụ biến kinh thành Huế.

HS: - Sau 2 hiệp ước 1883 – 1884. Phái chủ chiến tích cực chuẩn bị chống Pháp, nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Trừng trị bọn thân Pháp

- Đưa Hàm Nghi lên ngôi Vua

GV: Giải thích: sau 2 Hiệp ước thì Triều đình Huế bị phân hoá thành 2 bộ phận:

+ Phần lớn “chủ hòa” hay còn gọi là phe chủ hòa.

+ Phần nhỏ đã hình thành phe chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết muốn tiêu diệt giặc Pháp đến cùng.

- Pháp lo sợ tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến

? Hãy trình bày diễn biến vụ biến kinh thành Huế 5/7/1885 .

GV: Cho HS đọc và giành thời gian để HS xem diễn biến, gọi HS khá trình bày bằng bản đồ

· Thảo luận nhóm (2 phút)

Câu hỏi: Vì sao vụ biến kinh thành Huế bị thất bại?

GV: cho HS thảo luận theo bàn, sau đó gọi bất kì 1 HS nào trả lời.

HS: Nổ ra trong hoàn cảnh tự phát

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Cần Vương bùng nổ

Cho HS đọc mục 2: Giới thiệu vài nét về hai ông

? Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương .

HS: + Vụ biến kinh thành Huế thất bại

+ Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở hạ chiếu Cần Vương

 

* GV giải thích từ Cần Vương

Cần Vương: Theo nghĩa đen đó là hết lòng giúp vua cứu nước, Phong trào chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ 1 nhà Vua (thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của 1 ông vua cứu nước).

? Trình bày diễn biến của phong trào Cần Vương

? Tại sao phong trào không nổ ra ở Trung Kì

Nam Kì là xứ trực trị của Pháp.

? Thái độ của dân chúng đối với phong trào Cần Vương

*GDMT: Phong trào diễn ra tập trung ở 1 số địa phương chủ yếu như Huế, Quảng Trị… Xây dựng ở vùng núi không xa nơi cư trú của nhân dân, mở rộng địa bàn hoạt động.

Phong trào đã được quần chúng ủng hộ

? Kết cục của giai đoạn 1 phong trào Cần Vương

HS: Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện

Vua Hàm Nghi bị bắt đày sang Angiêri

I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương.

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế 7/1885

- Sau 2 hiệp ước 1883 – 1884 phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

 

 

 

- Pháp lo sợ, tìm mọi cách để bắt cóc những người cầm đầu.

 

 

 

 

 

 

 

- Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ.

 

 

-> Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công chiếm kinh thành Huế.

 

 

2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng

 

 

 

 

 

- Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra Tân Sở, ông nhân danh nhà vua hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

 

- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

 

* Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn

 

 

 

- Giai đoạn 1 (1885-1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

 

 

- Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

4. Củng cố:

? Phong trào Cần Vương bùng nổ vào thời gian nào.

  1. Tháng 7 – 1884
  2. Tháng 7 - 1885
  3. Tháng 7 – 1887
  4. Tháng 7 – 1889.

? Hãy điền vào ô trống sao cho đúng: nếu đúng điền (Đ) và sai điền (S):

  1. Phong trào Cần Vương thành công rực rỡ.
  2. Chiếu cần Vương do vua Hàm Nghi ban ra.
  3. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
  4. Lãnh đạo phong trào Cần Vương xuất thân từ sĩ phu.

? Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cần đầu được lực lượng nào ủng hộ.

  1. Nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương.
  2. Các quan lại trong triều Đình.
  3. Vua Hàm Nghi
  4. Nhân dân cả nước.

5. Dặn dò:

  • Về nhà học bài.
  • Chuẩn bị nội dung: Hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa).

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm