Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến theo CV 5512

Admin
Admin 23 Tháng mười một, 2021

Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến với nội dung phù hợp quy định bộ GD & ĐT và súc tích giúp các em học sinh biết được thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến, nền tản kinh tế và các giai cấp trong xã hội phong kiến. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử lớp 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.

- thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2. Thái độ: Giáo dục niềm tin, lòng tự hào và truyền thống lịch sử, thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến.

3. Kĩ năng: Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận cần thiết.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

5. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

6. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Bản đồ thế giới

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra: 4 phút

- Sự phát triển của vương quốc Cam Pu Chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào?

- Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là thời gian tồn tại và nền kinh tế của các nước phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu và phương Đông có gì khác nhau.

Dự kiến sản phẩm: Châu Âu chế độ phong kiến hình thành muộn hơn phương Đông nhưng lại phát triển sớm hơn và suy vong sụp đổ diễn ra nhanh còn phương Đông phát triển muộn và suy yếu kéo dài.

- Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1 Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

Mục tiêu: Trình bày được những nét chính Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-Yêu cầu HS đọc kênh chữ.

GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm: chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm đảm nhận giải quyết một vấn đề giáo viên chuyển giao

?cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và phương Tây là gì?

? Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở cả phương Đông và châu Âu?

? Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?

? Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào?

? Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và phương Tây còn khác nhau ở điểm nào?

GV: sau khi học sinh thảo luận và trình bày xong giáo viên tiếp tục giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện.

? Theo em cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau?

Dự kiến sản phẩm.

- Giống: nông nghiệp là chủ yếu. phương Đông đóng kín ở các công xã nông thôn – phương Tây lãnh địa

- Khác: Phương Tây xuất hiện thành thị trung đại-> thương nhân, thủ công nghiệp phát triển-> chủ nghĩa tư bản...

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1 / Sự hình thành xã hội phong kiến. (Không dạy)

2/ Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

 

- Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

 

- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân.

+ Phương Tây: lãnh chúa và nông nô

 

- Phương thức bóc lột bằng địa tô.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2

Mục tiêu: nắm được thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền?

? Chế độ phong kiến phương Đông và Châu Âu có gì khác biệt.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Nhà nước phong kiến.

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ

 

- Chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có sự khác biệt:

+ Phương Đông quyền lực tập trung vào tay vua nhưng đến thời phong kiến vua được tăng thêm quyền lực gọi là Hoàng đế hoặc Đại vương.

+ Phương Tây lúc đầu quyền lực của vua bị hạn chế trong các lãnh địa nhưng sau đó càng được tập trung cao hơn.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cơ sở kinh tế và thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là

A. hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

B. hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

D. hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.

Câu 2. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là

A. hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.

B. hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm.

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.

D. hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.

Câu 3. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là.

A. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. nghề nông trồng lúa nước.

C. kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.

D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.

Câu 4. Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là

A. nghề nông trồng lúa nước.

B. kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

C. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.

D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.

Câu 5.Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là

A. địa chủ và nông nô.

B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là

A. địa chủ và nông nô.

B. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Thế nào là chế độ quân chủ?

- Thời gian: 2 phút.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Giáo án Lịch sử lớp 7

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Qua bài 7 học sinh năm được:

  • Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội PK.
  • Nền tảng kinh tế và hai giai cấp chính trong xã hội.
  • Thể chế chính trị của nhà nước PK.

2. Kĩ năng:

  • Bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, biến cố lịch sử để rút ra nhận xét, kết luận.

3. Thái độ:

  • Giáo dục niềm tin, lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đã đạt được.

B. Phương tiện dạy học:

  1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ châu Âu, Châu á, Bảng phụ, tài liệu, tranh ảnh
  2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.

C. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ? Nêu những chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Lạn Xạng?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài

Ta đã được học thời kì PK ở Phương Tây và Phương Đông, XHPK là chế độ xã hội tiếp sau chế độ XH cổ đại, nó được hình thành trên cơ sở tan rã của XH cổ đại. Nhưng sự tan rã của XH cổ đại và PT hoàn toàn khác nhau do đó sự hình thành và phát triển XHPK ở 2 khu vực này cũng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt đó lại thống nhất trong những điểm chung của XHPK. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu nét chung của XHPK nhưng sẽ tìm hiểu những nét khác biệt nằm trong điểm chung đó.

Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức

Hoạt động cá nhân, cả lớp

?Xã hội phong kiến phương đông hình thành từ khi nào: (Trước CN: TQ; Đầu CN: Các nước ĐNA).

? Xã hội phong kiến phương Tây hình thành từ bao giờ? (TKV)

- GV treo bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của XHPK.

- HS: Quan sát rút ra nhận xét về các giai đoạn phát triển của xã hội PK ở Phương Đông so với Phương Tây?

XHPKPĐ XHPKPT

- Hình thành sớm - Hình thành muộn.

- PT chậm - PT nhanh

- Suy vong kéo dài - Kết thúc sớm

Hoạt động cá nhân, nhóm.

? Cơ sở kinh tế chính của XHPK là gì?

? Điểm khác về kinh tế của Châu Âu và Phương Đông?

* Thảo luận nhóm.

(Châu Âu: lãnh địa PK; Phương Đông: công xã nông thôn).

? Phương thức bóc lột của nền kinh tế NN là gì? (bóc lột: tô thuế).

? Với cơ sở kinh tế đó đã tác động đến quan hệ xã hội như thế nào?

 

Hoạt động cá nhân, cả lớp.

HS đọc SGK.

? Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền lực ?

GV nhấn mạnh: chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

? Chế độ quân chủ ở Phương Đông và Châu Âu có gì khác biệt?

- HS trả lời

- Gv bổ sung:

+Giai đoạn đầu vua có quyền lực hạn chế như một lãnh chúa mà thôi, từ thế kỉ XV XHPK Châu Âu thống nhất → củng cố mạnh hơn, quyền lực của vua được tăng lên.

1. Sự hình thành và phát triển của XHPK.

- Chế độ PK ở Phương Đông ra đời sớm nhưng lại phát triển chậm chạp và thời gian khủng hoảng kéo dài.

- XHPK ở Châu Âu hình thành muộn hơn nhưng cũng kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho CNTB.

-> CNTB hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến.

 

 

 

 

2. Cơ sở kinh tế – xã hội của

xã hội phong kiến.

a. Cơ sở kinh tế:

- Phương Đông: Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

- Châu Âu: nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa-> thành thị xuất hiện.

- Phương thức bóc lột: Địa tô-> giao ruộng đất cho nông dân, nông nô, thu tô nặng.

b. Xã hội:

- Phương Đông: Địa chủ và nông dân.

- Phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

3. Nhà nước phong kiến:

- Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu -> Chế độ quân chủ.

 

- Ở Phương Đông và Châu Âu đều hình thành chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian.

+ Ở phương Đông: Vua có nhiều quyền lực -> Hoàng đế.

+ Phương Tây: Lúc đầu hạn chế trong lãnh địa. Đến thế kỉ XV, quyền lực tập trung trong tay vua.

4. Củng cố: Gv cho hs thảo luận rồi điền vào bảng sau những nội dung cơ bản về XHPK ở Châu Âu và Phương Đông:

Các thời kỳ lịch sử

XHPK Phương Đông

XHPK Châu Âu

- Thời kì hình thành.

- Thời kì phát triển.

- Thời kì khủng hoảng và suy vong.

- Cơ sở kinh tế.

- Các giai cấp cơ bản.

Từ TK III TCN -> TK X.

Từ TK X → XV.

Từ TK XVI → giữa TK XIX.

N2 đóng kín trong công xã nông thôn.

Địa chủ - nông dân lĩnh canh.

Từ TK V → X.

Từ TK XI → XIV.

Từ TK XIV → XV.

N2 đóng kín trong lãnh địa.

Lãnh chúa và nông nô.

5. Dặn dò: Trả lời các câu hỏi ở SGK, học bài cũ.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm