Giáo án Lịch sử 6 bài 7: Ôn tập

Admin
Admin 20 Tháng tư, 2018

Giáo án môn Lịch sử lớp 6

Giáo án Lịch sử 6 bài 7: Ôn tập được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử 6 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Giáo án Lịch sử 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Giáo án Lịch sử 6 bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần nắm:

1. Kiến thức

  • Những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cổ đại
  • Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của loài người.
  • Các quốc gia cổ đại và những thành tựu văn hoá của thời cổ đại

2. Tư tưởng: Hs thấy được vai trò quan trọng của lao động trong lịch sử phát triển của con người, trân trọng những thành tựu văn hoá rực rỡ của thời cổ đại.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp các sự kiện.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ…

2. Học sinh: Vở ghi, SGK, tập bản đồ và tranh ảnh lịch sử 6…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: (4’)

? Những dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? thời gian xuất hiện?

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

-GV bổ sung thêm những nội dung còn thiếu

* Hoạt động 2: (10’)

? Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn vào khoảng thời gian nào?

- GV: Nhờ lao động Người tối cổ tiến hoá dần thành Người tinh khôn

- Nhóm làm bài tập:

+ Người tối cổ khác Người tinh khôn ở những điểm nào về con người

+ Công cụ lao động

+ Tổ chức xã hội

- Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả

- Gv chuẩn xác kiến thức và treo bảng phụ

- GV cho HS xem lại những bức tranh về người nguyên thuỷ

? Thị tộc được tổ chức như thế nào?

- Gv nhấn mạnh: Thị tộc là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

* Hoạt động 3: (5’)

? Thời cổ đại có các quốc gia nào?

- GV tổ chức trò chơi: 2 hs lên bảng ghi nhanh, chính xác tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

* Hoạt động 4: (3’)

Tổ chức trò chơi ai nhanh nhất (hs làm vào giấy gv lấy khoảng 5- 10 em)

? Tầng lớp quí tộc gồm những ai? (vua, quan)

? Lực lượng sản xuất chính ở các quốc gia cổ đại Phương Đông, Phương Tây?

- Mỗi HS hoạt động cá nhân

- GV thu lại bài làm của các em lấy điểm

* Hoạt động 5: (5’)

? Nhà nước cổ đại Phương Đông được tổ chức như thế nào?

? Nhà nước cổ đại Phương Tây được tổ chức như

thế nào?

- Gv: Riêng ở Rô ma quyền lãnh đạo nhà nước được chuyển dần theo thể chế quân chủ đứng đầu là Vua (TK I TCN- TKV)

* Hoạt động 6: (10’)

Nắm lại những thành tựu văn hoá thời cổ đại.

- GV cho mỗi nhóm lập bảng thống kê các thành tựu văn háo của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

- HS trình bày

- GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức

* Hoạt động 7: (3’)

- Nhóm thảo luận: đánh giá các thành tựu văn hoá thời cổ đại: (phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực)

1. Những dấu vết của Người tối cổ

- Khoảng 3-4 triệu năm trước đây, Người tối cổ có ở Đông Phi, Gia va,…

2. Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn so với Người tối cổ

- Thời gian: khoảng 4 vạn năm trước đây Người tối cổ tiến hoá thành Người tinh khôn

- Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn so với Người tối cổ:

Nguời tối cổ

Người TK

Con

người

- Còn lớp

lông bao phủ

-Trán thấp, hộp sọ não nhỏ,…

- Trán cao, hộp sọ và thể tích não lớn, mặt phẳng….

Công cụ lao động

Đá thô sơ, ghè đẽo, chưa có hình thù rõ ràng

Đá mài tinh xảo, nhiều loại hình.

Công cụ đồng

Tổ chức xã hội

Sống theo bầy đàn

Sống thành các thị tộc, có người đứng đầu

3. Các quốc gia lớn thời cổ đại

- Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Phương Tây: Hi Lạp, Rô ma.

4. Các tầng lớp xã hội chính thời cổ đại

- Phương Đông: quí tộc, nông dân công xã, nô lệ.

- Phương Tây: chủ nô, nô lệ.

5. Các loại nhà nước thời cổ đại

- Phương Đông: Nhà nước quân chủ chuyên chế.

- Phương Tây: Nhà nước dân chủ chủ nô hay cộng hoà.

6. Những thành tựu văn hoá thời cổ đại

* Phương Đông:

- Lịch, chữ tượng hình

- Thành tựu toán học: người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giõi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.

- Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập); Thành Ba bi lon (Lưỡng Hà)

* Phương Tây:

- Sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay.

- Khoa học: Có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học,…

- Văn học: phát triển rực rỡ.

- Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten (Hi Lạp), đấu trường Cô li dê (ở Rô ma)

7. Đánh giá các thành tựu văn hoá thời cổ đại

- Phong phú, đa dạng.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!