Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX
Giáo án môn Lịch sử lớp 6
Giáo án Lịch sử 6 bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương 1 và 2
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
- Từ thế kỉ VII nước ta bị thế lực PK nhà Đường thống trị. Nhà Đường chia lại các khu vực hành chính, sắp đặt lại bộ máy cai trị để xiết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hoá, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
- - Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì đọc lập của Tổ Quốc. Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước.
3. Kĩ năng
Biết phân tích và đánh giá công lao của những nhân vật lịch sử, tiếp tục rèn kỹ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
5. Phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân – cặp đôi – nhóm
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi; KT chia nhóm; KT động não; KT trình bày…
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK...
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
? Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
? Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1: (11’) - HS đọc mục 1-SGK. - GV giảng theo SGK – chỉ bản đồ.
? Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang con đường từ TQ sang Tống Bình và đến các quận huyện? ? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?. ? Nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế nào? ? Theo em, chíng sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước? * Hoạt động 2: (12’) - HS đọc mục 2-SGK. - GV giới thiệu sơ lược về Mai Thúc Loan theo SGK. ? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa? - GV trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
- GVKL. * Hoạt động 3: (12’) - HS đọc mục 3-SGK. - GV giới thiệu qua về Phùng Hưng. ? Vì sao khởi nghĩa được mọi người hưởng ứng?
? Cuộc khởi nghĩa đem lại kết quả như thế nào? - GV cho HS quan sát H 50 -> liên hệ. - GVKL. |
1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi? - Năm 618, nhà Đường đô hộ nước ta. * Về hành chính: - Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (679), chia nước ta thành 12 châu. - Trụ sở của phủ đặt ở Tống Bình (HN). * Về chính trị: - Các châu huyện do người TQ cai trị. - Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ để dễ bề cai trị.
* Về Kinh tế: Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt nhân dân phải cống nạp các thứ quý, nhất là quả vải.
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). * Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường. * Diễn biến: - Ta: + Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ. + Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi. - Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp . * Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận. 3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776- 791).
* Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường. * Diễn biến: + Khoảng năm 776, anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây). + Sau đó Phùng Hưng kéo quân bao vây và chiếm phủ Tống Bình. + Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng. - Kết quả: Giành quyền làm chủ trong 9 năm nhưng sau đó bị đàn áp. |