Giáo án Lịch sử 6 bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
Giáo án môn Lịch sử lớp 6
Giáo án Lịch sử 6 bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây
Giáo án Lịch sử 6 bài 7: Ôn tập
Giáo án Lịch sử 6 bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
Ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kì văn hoá Hoà Bình- Bắc Sơn. Hiểu hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng ý thức lao động và tinh thần cộng đồng sâu sắc.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh rút nhận xét.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh ảnh…
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, tập bản đồ và tranh ảnh lịch sử 6…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
? Nêu những giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta?
? Em hiểu thế nào về câu nói của Bác “Dân ta phải biết sử ta…”
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1: (13’) - HS đọc mục 1-SGK - Hs quan tranh (h 25 sgk) và các công cụ phục chế. ? Công cụ chủ yếu của họ làm bằng gì? (đá) ? Công cụ ban đầu của người Sơn Vi (đồ đá cũ) được chế tác như thế nào? (họ chỉ biết ghè đẽo những hòn cuội để làm rìu) ? Người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn(đồ đá giữa) biết làm những công cụ gì? việc chế tác ra sao? - GV sơ kết và ghi bảng: ? Ngoài việc chế tác công cụ đá, người nguyên thuỷ Hoà Bình- Bắc Sơn còn biết làm đồ gốm? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ đá? (nguyên liệu, tạo hình, nung…) - Gv nhấn mạnh: đây là phát minh quan trọng. - Nhóm thảo luận (5’): Những điểm mới về công cụ và sản xuất của thời Hoà Bình, Bắc Sơn là gì? ? Ý nghĩa của việc trồng trọt, chăn nuôi? - GV: đây là một phát minh thực sự có ý nghĩa to lớn với con người. Từ đó con người có thể ở lâu dài một nơi thuận tiện… * Hoạt động 2: (11’) - HS đọc mục 2-SGK ? Ở thời kì đầu, người nguyên thuỷ sống như thế nào? ? Người nguyên thuỷ thời Hoà Bình, Bắc Sơn sống như thế nào? (theo nhóm, định cư lâu dài ở một nơi- dẩn chứng: Lớp võ sò dày 3-4 cm, chứa nhiều công cụ…) ? Điểm mới trong quan hệ giữa họ với nhau ở thời kì này như thế nào? - HS tiến hành thảo luận nhóm. - GV phân tích thêm về mối quan hệ đó, nhấn mạnh: Đây là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. - Nhóm thảo luận (3’): Tại sao người ta tôn vinh người mẹ lên làm chủ? (vị trí của người phụ nữ rất quan trọng kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống phụ thuộc vào lao động của phụ nữ) * Hoạt động 3: (11’) - HS đọc mục 3-SGK - Hs quan sát tranh (h 26) đồ phục chế. ? Có những loại hình nào, dùng để làm gì? (trang sức) ? Đồ trang sức được làm bằng gì? (vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung…) - Nhóm thảo luận (3’): Đồ trang sức là gì? sự xuất hiện của đồ trang sức cũng như các hình vẽ trên vách hang động có ý nghĩa gì? - Gv: Chốt lại, ghi bảng. ? Tại sao người nguyên thuỷ thời Hoà Bình, Bắc Sơn chôn người chết cẩn thận? ? Theo em , việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì? (cuộc sống tinh thần phong phú, quan niệm về thế giới bên kia) |
1. Đời sống vật chất
- Từ thời Sơn Vi đến Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long người nguyên thuỷ luôn cải tiến công cụ lao động nâng cao năng suất.
- Biết trồng trọt, chăn nuôi cuộc sống ổn định hơn, bớt phụ thuộc vào thiên nhiên, giảm cảnh sống nay đây mai đó.
2. Tổ chức xã hội
- Thời kì văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm (cùng huyết thống) ở một nơi ổn định, tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ - đó là thời kì thị tộc mẫu hệ.
3. Đời sống tinh thần
- Người nguyên thuỷ thời Hoà Bình, Bắc Sơn biết làm đẹp -> Đời sống tinh thần phong phú: làm đồ trang sức, có tục chôn người chết. |