Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X
Giáo án môn Lịch sử lớp 6
Giáo án Lịch sử 6 bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 25: Ôn tập chương 3
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
- Quá trình thành lập và phát triển của nước Chăm Pa, từ nước Lâm ấp của huyện Tượng Lâm đến một quóc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt.
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm Pa từ thế kỷ II ->X.
2. Tư tưởng
HS nhận thức sâu sắc rằng, người Chăm Pa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
3. Kĩ năng
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
5. Phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân – cặp đôi – nhóm
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi; KT chia nhóm; KT động não; KT trình bày…
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK...
- Tranh ảnh về đền tháp Chăm.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung cần đạt |
* Hoạt động 1: (15’) - HS đọc mục 1-SGK. - GV giảng theo SGK và chỉ trên lược đồ. + Châu Giao do nhà Hán lập gồm 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, ứât Lâm, Thương Ngô, Đam Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố. + 6 quận thuộc TQ: quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tí Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía Nam (Từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh…-> Tượng Lâm. - GV giảng tiếp theo SGK. ? Nhân dân Tượng Lâm giành được độc lập trong hoàn cảnh nào? ? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng Chăm Pa?. (Diễn ra trên cơ sở hoạt động quận sự…) - GVKL: Thế kỷ II, do nhà Hán suy yếu, ... * Hoạt động 2: (20’) - HS đọc mục 2-SGK. ? Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của nhân dân Chăm Pa.?
? Em có nhận xét gì về trình độ phát triển của Chăm Pa từ thế kỷ II-> X? - GV giảng theo SGK. ? Văn hoá Chăm Pa phát triển như thế nào Pa từ thế kỷ II-> X.?
- HS quan sát H52, 53.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc người Chăm.? ? Quan hệ giữa người Chăm và người Việt như thế nào? - GVCC bài: => Đất nước Chăm Pa cổ là 1 bộ phận của đất nước VN ngày nay, cư dân Chăm Pa là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam |
1. Nước Chăm Pa độc lập ra đời.
*Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giàng độc lập (192 – 193), Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp. * Quá trình phát triển: Các Vua Lâm ấp dùng sức mạnh quân sự mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra (Trà Kiệu - Quảng Nam). 2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ II -> thế kỷ X
* Kinh tế: - Nông nghiệp: + Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất. + Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả... + Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng. - Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải... - Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ...
*Văn hoá: - Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ). - Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau. - Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn. |