Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 3)
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 3) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được ý thức xã hội và hai cấp độ của ý thức xã hội cúng như mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
2. Về kĩ năng: Chỉ ra được một số quan niệm và phong tục, tập quán lạc hậu trong cuộc sống hiện nay.
3. Về thái độ: Coi trọng vai trò quyêt định của tồn tại xã hội và tác động tích cực trở lại của ý thức xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 10
- Câu hỏi thực hành GDCD 10, TLBD ND và PP GDCD 10
- Sách TH Mác-Lênin
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Dân số có vai trò gì đối với sự phát triển KTXH, dân số tăng quá nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì?
3. Học bài mới
Trong đời sống xã hội mỗi người đều có những quan điểm, quan niệm riêng, đó là ý thức cá nhân. Những cá nhân trong cùng một giai cấp có những quan điểm, quan niệm chung. Đó là ý thức giai cấp. Toàn bộ những quan niệm, quan điểm tình cảm, tâm lý…được gọi là ý thức xã hội. Vậy thế nào là ý thức xã hội? Hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài số 8…
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Giáo viên nhắc lại cho học sinh nắm được khái niệm vật chất và ý thức mà đã được học ở phần duy vật biện chứng.
? Theo em thuộc tính cơ bản nhất của ý thức là gì?
? Theo em điều kiện nào để xuất hiện ý thức?
? Vậy em hiểu thế nào là ý thức xã hội? ? Ý thức xã hội gồm những yếu tố nào?
? Theo em tâm lý xã hội có nguồn gốc từ đâu?
? Tâm lý xã hội có bản chất như thế nào?
? Tâm lý xã hội có đặc điềm hình thành như thế nào? ? Em hãy lấy ví dụ về tâm lý xã hội?
? Theo em hệ tư tưởng có nguồn gốc từ đâu?
? Theo em hệ tư tưởng có bản chất như thế nào? ? Theo em hệ tư tưởng có đặc điềm hình thành như thế nào? ? Em hãy lấy ví dụ về hệ tư tưởng?
Giáo viên cho học sinh bàn luận về ý kiến: Sự tồn tại và phát triển của xã hội là do ý chí của con người, do các hình thái ý thức xã hội quyết định. Em có tán thành với ý kiến đó không. HS: bày tỏ ý kiến cá nhân HS: cả lớp traio đổi ý kiến GV: Nhận xét – kết luận Giáo viên cho học sinh đọc nội dung sách giáo khoa trong trang 51 từ “Chúng ta biết rằng… tốt đẹp hơn” ? Phân tích điều kiện vật chất, những mối quan hệ kinh tế sản sinh ra ý thức tư tưởng? ? Cho học sinh thảo luận và phân tích ở từng chế độ từ tồn tại xã hội nảy sinh ra ý thức xã hội như thế nào? ? Từ sự phân tích trên em rút ra vai trò gì của tồn tại xã hội? ? Em hãy phân tích sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
|
2. Ý thức xã hội. a. Ý thức xã hội là gì? - YTXH là toàn bộ lĩnh vực tinh thần ý thức của con người. - YTXH gồm: Tình cảm, tâm lý, chính trị, pháp luật, tôn giáo, đáo đức, nghệ thuật, triết học… b. Hai cấp độ của ý thức xã hội. - Tâm lý xã hội. ♠ Nguồn gốc: Từ TTXH ♠ Bản chất: Là toàn bộ tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người. ♠ Đặc điểm hình thành: Một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống hành ngày. ♠ Ví dụ: Tâm lý người VN luôn yêu thương, nhân ái. - Hệ tư tưởng. ♠ Nguồn gốc: Từ TTXH ♠ Bản chất: Toàn bộ quan điểm, quan niệm đạo đức chính trị, pháp luật…được hệ thống hóa thành lý luận. ♠ Đặc điểm hình thành: Một cách tự giác do các nhà tư tưởng của một giai cấp xây dựng nên. ♠ Ví dụ: Tư tưởng của các giai cấp VN là luôn trung với Đảng, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 3. Mối quan hệ giữa TTXH với YTXH. a. TTXH quyết định YTXH. - Công xã nguyên thủy. + TTXH: LLSX thấp kém, công hữu TLSX + YTXH: Chưa xuất hiện quan hệ tư hữu - Chiếm hữu nô lệ. + TTXH: Tư hữu, trồng trọt và chăn nuôi tách ra + YTXH: Tư hữu, tư tưởng ăn bám chủ nghĩa cá nhân - Xã hội Phong kiến + TTXH: NSLĐ tăng, LĐ thủ công cơ khí + YTXH: Con người ích kỉ, vô nhân đạo - Tư bản chủ nghĩa. + TTXH: CCLĐ hiện đại, NSLĐ cao + YTXH: Lối sống ích kỉ, vì tiền - Xã hội XHCN + TTXH: Con người làm chủ TLSX, NSLĐ PT + YTXH: Con người bình đẳng - Vai trò: TTXH có trước YTXH, mỗi khi PTSX thay đổi thì YTXH cũng thay đổi. b. Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH Vai trò: YTXH phản ánh đứng quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động tư tưởng thúc đẩy TTXH phát triển và hoàn thiện hơn. |
4. Củng cố.
GV hệ thống và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của tiết học và toàn bài
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ và chuẩn bị nội dung thực hành