Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Thực hành quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế (tiếp)
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Thực hành quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế (tiếp) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Thực hành các vấn đề ở địa phương và nội dung đã học
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này, học sinh cần:
- Hiểu được quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế.
- Biết được nghĩa vụ của bản thân và gia đình trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
- Biết được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý thuế.
- Có thái độ tôn trọng và ủng hộ nhưng hành vi thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, phê phán những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế.
II. Nội dung bài học.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế
a. Trách nhiệm
a1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật.
a2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế.
a3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
a4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này.
a5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế.
a6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
a7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
a8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.
a9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này.
a10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Quyền hạn
b1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
b2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
b3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
b4. Ấn định thuế.
b5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
b6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
b7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
b8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thuế
- Thực hiện quản lý nhà nước về thuế theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Chỉ đạo lập và thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế.
- Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
4. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý thuế
Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn;
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
- Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.