Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 2)

Admin
Admin 21 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Về kĩ năng: Biết tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ.

  • Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc
  • Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Thực hành GDCD 10

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

Em hãy cho biết thế nào là lòng yêu nước? Lòng yêu nước được thể hiện như thế nào?

3. Học bài mới.

Học sinh chúng ta là những công dân trẻ tuổi của đát nước chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là câu hỏi đặt ra mà hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

? Trách nhiệm xây dựng kinh tế phải được thể hiện như thế nào?

? Nhiệm vụ xây dựng chế độ chính trị...được thể hiện như thế nào?

? Trách nhiệm xây dựng xã hội bình đẳng... được thực hiện như thế nào?

? Vậy là thanh niên học sinh phải có trách nhiệm gì trong xây dựng quê hương đất nước?

? Theo em, bảo vệ tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của ai?

Giáo viên đặt vấn đề: Bác Hồ đã dạy «các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước»

? Em hiểu thế nào về lời dạy của Bác Hồ?

Lời Bác muốn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ giang sơn, đất nước mà cha ông chúng ta đã đổ mồ hôi, xương máu mới gây dựng lên.

? Theo em, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?

Chúng ta phải thể hiện lòng yêu nước bằng thái độ, việc làm cụ thể. Là công dân trẻ tuổi của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

? Vậy mỗi thanh niên học sinh phải có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ tổ quốc?

? Em hãy cho biết hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là gi ? tại sao hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau?

2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.

- Xây dựng về kinh tế giàu mạnh

- Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân

- Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng và tiến bộ.

- Thanh niên học sinh cần phải:

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động

+ Tích cực rèn luyện đạo đức và lối sống

+ Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội

+ Tích cực xây dựng quê hương đất nước

+ Đấu tranh, phê phán với cái sai

3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ tổ quốc là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân. (điều 77 - HP 92)

- Trách nhiệm của thanh niên học sinh.

+ Trung thành với tổ quốc, chế độ XHCN

+ Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức và sức khỏe

+ Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi

+ Tham gia vào hoạt động QPAN ở địa phương

+ Vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

- Hai nhiệm vụ chiến luộc của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4. Cùng cố.

Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống sau

Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong Thanh tìm mọi cách xin ở lại thành phố.

  • Học sinh cùng trao đổi thảo luận
  • Giáo viên nhận xét, bổ xung

5. Dặn dò, nhắc nhở.

Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước bài 15.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm