Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 2) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
Học sinh nắm được thế nào là Hôn nhân, chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay? Thế nào là gia đình và chức năng của gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên.
2. Về kĩ năng.
Biết nhận xét dánh giá một số quan niệm về hôn nhân và gia đình.
3. Về thái độ.
- - Yêu quý gia đình.
- - Đồng tình ủng hộ các quan điểm đúng về hôn nhân và gia đình
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Tào là tình yêu chân chính? Trong tình yêu cần tránh một số điều nào?
3. Học bài mới.
Giáo viên nên có một lời giới thiệu chung về mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình như: Một tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân và hôn nhân sẽ dẫn đến xây dựng một gia đình hành phúc. Vậy tình yêu… hôm này thầy và các cùng đi tìm hiểu bài 12...
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
G.viên cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa trang 80 sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp và đàm thoại để học sinh nắm được kiến thức ? Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý được coi là vợ chồng chưa? vì sao? ? Theo em một tình yêu chân chính phát triển theo các giai đoạn như thế nào? ? Theo em hôn nhân là kết quả của sự kiện pháp lý nào? ? Theo em em hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của ai? ? Theo em Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? ? Sau khio kết hôn nam nưc (vợ chồng) thường làm gì? ? Em có suy nghĩ gì về suy nghĩ của cô gái trong ví dụ trong SGK trang 80? (Nợ lần, gia đình lục đục, không chấp hành chỉ thị của nhà nước) ? Theo em thế nào là hôn nhân tự nguyện và tiến bộ? ? Theo em khi nam nữ yêu nhau có nên cho gia đình biết không? ? Em hiểu thế nào là tự do kết hôn? ? Em hiểu thế nào là tự do li hôn? ? Theo em khi cha mẹ ly hôn thì dẫn đến tác hại gì đối với con cái? (Không được chăm sóc nuôi dưỡng, đời sống tinh thần tổn thương...) ? Thế nào là hôn nhân vợ chồng bình đẳng? ? Theo em phải có điều kiện gì để hình thành nên gia đình? ? Em hiểu thế nào là gia đình, thế nào là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống? ? Theo em ở nước ta hiện nay có những loại hình gia đình nào? ? Theo em một gia đình ở Việt Nam hiên nay nên có mấy con? vì sao? ? Cho học trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa? ? Cho học trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa? (Cần kết hợp giữa nhà trường và gia đình) ? Cho học trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa? ? Theo em trong 4 chức năng này chức năng nào quan trọng hơn cả? ? Theo em quan hệ vợ chồng dựa trên cơ sở gì ? ? Theo em cha mẹ phải có trách nhiệm gì đối với con cái và ngược lại? ? Ông bà có trách nhiệm gì đối với các cháu và ngược lại? ? Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ «Anh em như thể chân tay» |
2. Hôn nhân. a. Hôn nhân là gì? - Tình yêu chân chính → HN; HN → Kết hôn. - Khái niệm: Hôn nhân là qua hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. - Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ. - Tuổi kết hôn (VN): Nam là 20; Nữ là 18 - Sau khi kết hôn → tổ chức đám cưới để ra mắt họ hành, làng xóm, bàn bè. b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ + Dựa trên tình yêu chân chính + Tự do kết hôn theo luật định + Tự do li hôn + HN đảm bảo về mặt pháp lý - Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Như vậy: tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân, là nền tảng hạnh phúc của gia đình. 3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. a. Gia đình. - Khái niệm: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. - Những loại gia đình: + Gia đình một thế hệ (vợ chồng) + Gia đình hai thế hệ (vc và các con) + Gia đình 3 – 4 thế hệ (Tam – tứ đại đồng đường) b. Chức năng của gia đình. - Chức năng duy trì nòi giống - Chức năng kinh tế - Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái - Chức tổ chức đời sống gia đình. Chú ý: Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục côn cái là quan trọng hơn cả.
c. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. - Quan hệ giữa vợ và chồng (TY-PL) - Quan hệ giữa cha mẹ với con cái - Q.hệ giữa ông bà với các cháu - Quan hệ giữa các anh chị em => (h.thống) |
4. Củng cố.
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
- Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết sau kiểm tra bài cũ.