Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 1) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
Học sinh nắm được thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính? Và nắm được những điều cần tránh trong tình yêu.
2. Về kĩ năng.
Biết nhận xét dánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu.
3. Về thái độ.
- Yêu quý gia đình.
- Đồng tình ủng hộ các quan điểm đúng về tình yêu.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày thế nào là nhân phẩm và danh dự?
3. Học bài mới.
Giáo viên nên có một lời giới thiệu chung về mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình như : Một tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân và hôn nhân se dẫn đến xây dựng một gia đình hành phúc. Vậy tình yêu… hôm này thầy và các cùng đi tìm hiểu bài 12...
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Tình yêu là một khái niệm rộng nhưng đối với phạm vi của bài học này đó là tình yêu lứa đôi. ? Cho học sinh đọc và thảo luận bài thơ trong sách giáo khoa trang 76 và 77. ? Theo em tình yêu có biểu hiện như thế nào? Giáo viên cho học sinh cả lớp thảo luận và nêu một số quan niệm về tình yêu. + Tình yêu là chết trong lòng một tý. + Tình yêu là tình cảm, rung cảm giữa hai người + Tình yêu là con dao hai lưỡi có thể hạnh phúc có thể đâu khổ. ? Tình yêu là tình cảm đặc biệt giữa ai với ai? Giáo viên cho học sinh cả lớp thảo luận hai câu hỏi sau: ? Theo em tại sao tình yêu mang tính xã hội? ? Theo em tại sao tình yêu mang tính giai cấp?
Phần ‘b’ đã thể hiện rõ trong sách giáo khoa nên để học sinh tự học và thảo luận với nhau sau đó giáo viên có nhiệm vụ tổng kết lại những kết luận mà học sinh đã tự rút ra và bổ sung cho hoàn thiện. ? Theo em thế nào là một tình yêu chân chính ? ? Biểu hiện của một tình yêu chân chính là gì? Phần ‘c’ đã thể hiện rõ trong sách giáo khoa nên để học sinh tự học và thảo luận với nhau sau đó giáo viên có nhiệm vụ tổng kết lại những kết luận mà học sinh đã tự rút ra và bổ sung cho hoàn thiện.
Cho học sinh thảo luận tình huống sau: + Tuổi HS THPT là tuổi đẹp nhất không yêu sẽ thiệt thòi + Nên yêu nhiều người để có sự lựa chọn + Đã yêu thì phải yêu hết mình, hiến dâng tất cả cho nhau. |
1. Tình yêu. a. Tình yêu là gì? - Biểu hiện của tình yêu. + Nhớ nhung, quyến luyến + Tình cảm tha thiết + Động cơ mãnh liệt - Tình yêu là dạng tình cảm đặc biệt của con người xuất hiện ở nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. - Khái niệm: SGK trang 77 - Quan niệm cơ bản về tình yêu. + Tình yêu mang tính xã hội: Mỗi người yêu nhau đều chịu ảnh hưởng của các quan niệm xã hội. (Kết quả của tình yêu → hôn nhân→ gia đình → dân số → giáo dục → việc làm → nhà ở → ... + Tình yêu mang tính giai cấp. XH PK: nam, nữ thụ thụ...cha mẹ đặt đâu… tại gia tòn phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. ∙ XH hiện nay: tự do yêu đương, hôn nhân, đẹp đẽ, cao thượng (nhưng không phủ nhận vai trò gia đình) b. Thế nào là tình yêu chân chính. - Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội. - Biểu hiện: + Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó + Quan tâm đến nhau, không vụ lợi + Chân thành, tôn trọng lẫn nhau + Sự cảm thông, lòng vị tha c. Một số điều cần tránh trong tình yêu. - Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn giữa TB và TY - Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân |
4. Củng cố.
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
- Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết 2 bài 12