Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Thực hành quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách thuế, pháp luật thuế
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Thực hành quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách thuế, pháp luật thuế được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (tiết 3)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu bài học.
Học xong bài này, học sinh cần:
- Hiểu được quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế.
- Biết được nghĩa vụ của bản thân và gia đình trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
- Biết được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý thuế.
- Có thái độ tôn trọng và ủng hộ nhưng hành vi thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, phê phán những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế.
II. Nội dung bài học.
1. Quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế
a. Quyền của người nộp thuế
a1. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
a2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế(1); yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
a3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:
- Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn;
- Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;
- Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
a4. Hưởng các ưu đãi về thuế(2), hoàn thuế(3) theo quy định của pháp luật về thuế.
a5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
a6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
a7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.
a8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
a 9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
a10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
Có 10 quyền, trong đó quyền a4 là quyền được hưởng; quyền a5, a9, a10 là quyền được làm, quyền a1, a2, a3, a6, a7, a8 là quyền được đòi hỏi.
Quyền của người nộp thuế
Xét về bản chất, quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính, thiết lập giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân khác trong xã hội và được điều chỉnh bởi phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Dưới góc độ vật chất, quan hệ pháp luật thuế được thiết lập để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).
1. Quyền của người nộp thuế
NNT là chủ thể một bên đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ pháp luật thuế. Đây là chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và trực tiếp sáng tạo, quản lý các lợi ích vật chất được hình thành trong xã hội.. Vì quyền sở hữu được xem là quyền tối cao và thiêng liêng để thực hiện quyền con người, cho nên, khi nhà nước điều tiết cũng phải tôn trọng quyền sở hữu của NNT. Quyền của NNT có thể phân thành hai nhóm sau:
Quyền gián tiếp – được hưởng các tiện ích do Nhà nước cung cấp
Quyền trực tiếp – phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật thuế
2. Một số quyền cơ bản của người nộp thuế theo pháp luật thuế
2.1. Quyền được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế
Cơ chế một cửa đã đi vào vận hành thống nhất trên cả nước từ 1/7/2007, song thực tế cho thấy rằng, việc giải thích chính sách vẫn còn thực hiện ở một số bộ phận khác (kiểm tra thuế, kê khai thuế), việc này không đơn thuần là do thói quen, và hầu hết các vướng mắc của NNT chủ yếu vẫn được đáp ứng ở các kênh này. Sự phân tán này ít nhiều đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quá trình hướng dẫn, giải thích chính sách cho NNT, làm thiếu tin tưởng từ phía NNT đối với bộ phận một cửa, bởi không ít trường hợp xin tư vấn chỉ để thăm dò hay đối chứng mà thôi!
2.2. Quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Trường hợp NNT không thực hiện được đầy đủ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định thì áp dụng phương pháp ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Việc ấn định phải theo đúng nguyên tắc, trình tự và thủ tục của Luật Quản lý thuế, không phải ấn định tùy tiện. Theo Điều 37 Luật Quản lý thuế, NNT theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây: không đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế; không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế; không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế
2.3. Quyền được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật
2.4. Quyền ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
2.5. Quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật
Khi cơ quan thuế ra quyết định phạt không đúng, hoặc quyết định thu sai thì NNT có quyền khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan này lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.