Giáo án Địa lý 12 bài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Admin
Admin 14 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Lao động & Việc làm

Giáo án Địa lý 12 bài: Đô thị hóa

Giáo án Địa lý 12 bài: Thực hành phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm vững:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH).
  • Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.

2. Kĩ năng:

  • Biết phân tích các biểu đồ và các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
  • Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ (cơ cấu kinh tế).

3. Thái độ: Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV CHUẨN BỊ:

  • Các biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta.
  • Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.

2. HS chuẩn bị: Atlat địa lí Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

* Khởi động:

GV đặt câu hỏi: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có chuyển biến ra sao? Sự chuyển biến đó được thể hiện ở những lĩnh vực nào. Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt tìm hiểu nội dung của bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (cá nhân/ cặp).

Bước 1:

HS dựa vào hình 20. 1 - Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế.

+ HS dựa vào và bảng 20.1 - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Hãy cho biết xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế.

Bước 2: HS trả lời, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế (cá nhân/ lớp)

Bước 1: HS dựa vào bảng 20.2:

+ Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế.

+ Cho biết chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế (nhóm)

Bước 1:

+ GV chia nhóm và giao việc

+ Các nhóm dựa vào SGK, nêu những

biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu

theo lãnh thổ..

Bước 2: Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức.

NỘI DUNG CHÍNH

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I. Tỉ trọng KV III khá cao nhưng chưa ổn định.

→ Phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ.

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới.

- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.

- Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng KT trọng điểm phía Bắc

+ Vùng KT trọng điểm miền Trung

+ Vùng KT trọng điểm phía Nam

IV. ĐÁNH GIÁ

Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu ở một phương án trả lời đúng:

Câu 1: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là:

A. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ .

B. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài

C. Tập trung phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

D. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Câu 2: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH thể hiện:

A. Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp - xây dựng tăng chậm

B. Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp

C. Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp - xây dựng tăng mạnh, dịch vụ chưa thật ổn định

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm