Giáo án Địa lý 12 bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Admin
Admin 15 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Cơ cấu ngành công nghiệp

Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Giáo án Địa lý 12 bài: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
  • Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Kĩ năng:

  • Biết cách phân tích lựa chọn và vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
  • Biết phân tích nhận xét , giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở đọc bản đồ SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.

3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV chuẩn bị: Bản đồ giáo khoa treo tường Việt Nam.

2. HS chuẩn bị: Thước kẻ, compa, máy tính…..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Vào bài mới: Để củng cố kiến thức đã học cũng như rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, xử lí số liệu, bổ sung kiến thức đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 1: (Cả lớp)

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách làm:

+ Xem bảng số liệu là tuyệt đối hay tương đối, có phải xử lí hay không.

+ Vẽ biểu đồ dạng nào cho thích hợp.

+ Lưu ý phải đảm bảo các bước tiến hành vẽ biểu đồ (Tên biểu đồ. Chú thích….).

Bước 2: Gọi HS lên bảng làm bài tập.

Bước 3: HS nhận xét và bổ sung.

Bước 4:GV nhận xét và đánh giá.

Hoạt đng 2: Lớp

HS làm bài tập số 2, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách nhận xét:

+ Nhận định chung về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.

+ Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và năm 2005 đối với từng vùng.

Bước 2: Gọi HS trình bày và GV nhận xét bổ sung kiến thức.

Hoạt động 3: (Cá nhân, lớp)

- Hs làm bài tập số 3, giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước?

Bước 1: Yêu cầu Hs xem lại bảng số liệu ở bài tập 2 để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Căn cứ vào bản đồ công nghiệp Việt Nam hoặc Atlat và các kiến thức đã học để nhận xét và giải thích vấn đề.

Bước 2:Yêu cầu Hs trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

1/ Bài 1:

a/ Vẽ biểu đồ:

*Xử lí số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%).

Năm/ Thành phần KT

1996

2005

Nhà nước

49.6

25.1

Ngoài Nhà nước

23.9

31.2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

26.5

43.7

*Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất.

*Lưu ý:

+Tính b/kính hình tròn năm 1995 và 2005.

+Có tên biểu đồ và chú giải.

b/ Nhận xét:

+ K/v nhà nước giảm mạnh.

+ K/v ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh (Sử dụng số liệu để chứng minh).

c/ Giải thích:

- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế.

- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

- Chú trọng phát triển công nghiệp.

2/ Bài 2:

- Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng.

- Năm 1996: vùng Đông Nam Bộ đứng đầu đóng góp 49.6% giá trị sxCN cả nước, ĐBSH xếp thứ 2, ĐBSCL xếp vị trí thứ 3, các vùng khác có tỉ trọng sxCN nhỏ.

- Năm 2005: vùng Đông Nam Bộ tiếp tục tăng tỉ trọng và dẫn đầu với 55.6% (tăng 6%), ĐBSH tăng thêm 2.6% xếp thứ 2, ĐBSCL giảm mạnh chỉ chiếm 8.8% (giảm 2.4%), các vùng còn lại đều có tỉ trọng giảm.

3/ Bài 3:

- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì:

- Vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:

- Có nhiều dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác dầu khí và các ngành khác (điện lực…).

- Có nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phong phú.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước, thu hút đầu tư lớn trong và ngoài nước.

- TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận cũng là thị trường tiềm năng lớn.

IV. ĐÁNH GIÁ:

Hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước?

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

Yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành và chuẩn bị bài mới.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất