Giáo án Địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Giáo án môn Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giáo án Địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giáo án Địa lý 12 bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
I. MUC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam.
- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại, du lịch.
3. Thái độ: Khâm phục tinh thần dựng nước và giữ nước của cha anh thế hệ đi trước, hiện nay là 1 học sinh ngồi trên ghế nhà trường bản thân sẽ làm gì để phát huy thế mạnh sẵn có của đất nước, và những tiềm năng chưa được khai phá trong ngành du lịch của đất nước đặc biệt là của tỉnh Phú Yên. Làm thế nào để thu hút được những nguồn lực ngoài nước để phát triển kinh tế...
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung:, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*GV & HS cùng chuẩn bị:
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bản đồ Du lịch Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta.
- Mở bài: Trước xu thế hội nhập quốc tế, hai ngành có ý nghĩa rất quan trọng và nhiều tiềm năng trên đất nước ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay là ngành Thương mại và du lịch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS |
NỘI DUNG CHÍNH |
HĐ 1. Cá nhân/cả lớp Tìm hiểu về ngành thương mại ở nước ta. GV nêu đặc điểm ngành nội thương nước ta trong thời kì Đổi mới. Hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Dựa vào Hình 31.1 nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế. Khu vực nào chiếm thị phần lớn nhất? Dựa vào Hình 31.2 em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990-2005. Dựa vào Hình 31.3 nhận xét giá trị xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm. Kể tên các mặt hàng xuất khẩu (Atlat Tr. 24). Đến năm 2006 đã có 21 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu $/mặt hàng. Trong đó có 9 mặt hàng trên 1tỉ$. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 2010 ước đạt (71.6 tỉ$, 84.0 tỉ$). Hạn chế trong mặt hàng xuất khẩu là gì ? Kể tên các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Chuyển ý: du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói. Trong mục 2 chúng ta sẽ tìm hiểu về ngành kinh tế này.
HĐ 2. Tìm hiểu về ngành du lịch. GV gọi HS nêu khái niệm tài nguyên du lịch. Khai thác kênh hình 31.4, 31.5 trình bày về tài nguyên du lịch. →HS khai thác kênh hình trả lời. Nhận xét Hình 31.6 về số lượt khách và doanh thu. Ngành du lịch phát triển mạnh khi nào? Cả nước chia làm mấy vùng du lich? Kể tên các vùng. 2 Tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc & phía Nam: + HàNội- HảiPhòng- Quảng Ninh + TP. HCM-Nha Trang-Đà Lạt. Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Thánh điện Mĩ Sơn, Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên. |
1. Thương mại: a. Nội thương: - Sau Đổi mới, cả nước hình thành một thị trường thống nhất. - Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. - Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa: + Khu vực ngoài Nhà nước và KV có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng. + Khu vực Nhà nước giảm mạnh. b. Ngoại thương: - Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. - Tình hình xuất khẩu: + Giá trị xuất khẩu tăng liên tục (từ 2.4 tỉ USD 1990 lên 32.4 tỉ USD 2005) + Thị trường xuất khẩu lớn nhất là: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Australia… - Các mặt hàng xuất khẩu: hàng CN nặng và khoáng sản… - Tình hình nhập khẩu: + Giá trị nhập khẩu tăng nhanh liên tục (từ 2.8 tỉ USD 1990 lên 36.8 tỉ USD 2005) + Thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu... + Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng.
2. Du lịch: a. Tài nguyên du lịch: - Rất phong phú và đa dạng gồm 2 nhóm: + Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật... + Tài nguyên nhân văn: di tích, lễ hội, tài nguyên khác... b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu: - Ngành du lịch được ra đời từ những năm 60 của TK XX. - Được phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay. - Cả nước có 3 vùng du lịch: + Vùng du lịch Bắc Bộ: 28 tỉnh (từ Hà Giang-Hà Tĩnh). + Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: 6 tỉnh (từ Quảng Bình-Quãng Ngãi) + Vùng du lịch Nam Trung Bộ & Nam Bộ: 29 tỉnh, thành phố còn lại. + Các trung tâm du lịch lớn nhất nước (quốc gia): Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM. |
IV. ĐÁNH GIÁ
BT1/SGK/Tr143: Dạng biểu đồ cần vẽ, nhận xét qua bảng số liệu thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Xem trước Bài 32. Trung du và miền núi Bắc Bộ.