Giáo án Địa lý 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Admin
Admin 26 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Giáo án Địa lý 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

  1. Kiến thức
  • Hiểu được vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
  • Biết được quá trình hình thành và phát triển của 3 vùng KTTĐ
  • Trình bày được vị trí, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển từng vùng KTTĐ
  1. Kĩ năng
  • Xác định trên bản đồ ranh giới 3 vùng KTTĐ và các tỉnh thuộc mỗi vùng
  • Phân tích được bảng số liệu, xây dựng biểu đò, nêu đặc điểm cơ cấu kinh tế của 3 vùng KTTĐ.
  1. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
  • Năng lực chung:, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ tự nhiên VN
  • Bản đồ kinh tế VN
  • Biểu đồ thống kê và các biểu đồ có liên quan.

2. HS chuẩn bị: Dụng cụ học tập. Atlas địa lí….

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV yêu cầu HS xác định một số vùng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tam giác tăng trưởng của nước ta, sau đó dẫn dắt vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 1: Xác định đặc điểm vùng KTTĐ

Hình thức: Cặp

GV đặt câu hỏi

Trình bày các đặc điểm chính của vùng KTTĐ

So sánh khái niệm vùng nông nghiệp và vùng KTTĐ

HS thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi, sau đó GV gọi một số HS trả lời rồi chuẩn kiến thức.

(Vùng nông nghiệp được hình thành dựa trên sự phân hóa về điều kiện sinh thái, Điều kiện KT-XH, trình độ thâm canh và chuyên môn hóa sản xuất

Vùng KTTĐ được hình thành từ chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, có tỉ trọng lớn trong GDP, được đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác).

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển

Hình thức: Cá nhân/Cặp

GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục 2 và trả lời các câu hỏi theo dàn ý:

Câu 1: Quá trình hình thành:

Thời gian hình thành:………………Số vùng KT ……………………………

Qui mô và xu hướng thay đổi các vùng: ………………………………………….

Câu 2: Thực trạng phát triển KT của 3 vùng so với cả nước:

GDP của 3 vùng so với cả nước:……

Cơ cấu GDP phân theo ngành:……

Kim ngạch xuất khẩu:……………

Hai HS cùng bàn, trao đổi để trả lời câu hỏi. Một số HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung

GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của vùng 3 KTTĐ

Hình thức: nhóm

- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: hoàn thành phiếu HT 1

+ Nhóm 2: hoàn thành phiếu HT 2

+ Nhóm 3: hoàn thành phiếu HT 3

- Bước 2: HS các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến, GV chuẩn Kiến thức.

1. Đặc điểm:

Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đôit theo thời gian

Có đủ các thế mạnh, có tiềm năng KT và hấp dẫn đầu tư

Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác

Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghệ và dịch vụ

2. Quá trình hình thành và phát triển

a) Quá trình hình thành:

- Hình thành vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, gồm 3 vùng

- Qui mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận

b) Thực trạng (2001-2005)

- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%

- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ

- Kim ngạch xuất khẩu 64,5%.

3. Ba vùng kinh tế trọng điểm:

- Vùng KTTĐ phía Bắc (Thông tin phản hồi PHT)

- Vùng KTTĐ miền Trung (Thông tin phản hồi PHT)

- Vùng KTTĐ phía Nam (Thông tin phản hồi PHT)

IV. ĐÁNH GIÁ

Xác định ranh giới của các vùng KTTĐ trên bản đồ.

Căn cứ vào cơ cấu GDP của 3 vùng, hãy rút ra nhận xét và nêu vai trò của vùng KTTĐ phía Nam

Nêu ý nghĩa KT-XH của vùng KTTĐ miền Trung


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm