Giáo án Công nghệ 6 bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản (Tiết 1) theo CV 5512
Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng Tìm Đáp Án xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 6 bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 3)
Giáo án Công nghệ 6 bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản (Tiết 2)
Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành Hs nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản trên vải để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế và làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Có ý thức hăng say học tập, luyện tập, yêu lao động
4. Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy. Năng lực thực hành, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:- Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu, bảng phụ.
- Bìa kim khâu len, len, kim nhỏ, chỉ, vải
Học sinh:- Kim, chỉ khâu, vải
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Kiểm tra 15 phút:
*. Đề bài:
Câu 1: Trang phục là gì? Chức năng của trang phục?
Câu 2: Sử dụng trang phục như thế nào gọi là phù hợp?
*. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (Mỗi ý trả lời đúng đạt 2.5 điểm)
- TP là bao gồm quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như giầy, tất....
- TP có chức năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của môi trường: 1,5 đ
làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động...: 1,5 đ
Câu 2: (Mỗi ý trả lời đúng đạt 1.5 điểm)
- Phù hợp với hoạt động. (1.5đ)
- Phù hợp với môi trường công việc. (1.5đ)
- Phù hợp với hoàn cảnh sống. (1.5đ)
A. Hoạt động khởi động: 5’
1. Mục tiêu: huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2. Phương thức: Hđ cá nhân
3. Sản phẩm: Phiếu học tập
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá- Gv đánh giá
5. Tiến trình
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy trả lời câu hỏi
Em hãy kể tên các mũi khâu cơ bản mà em đã được học?
- Hs: nghe
*Thực hiện nhiệm vụ
Hs: Hđ cá nhân
Gv: theo dõi
*Báo cáo kết quả
Hs: đại diện báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV giao nhiệm vụ:
Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được..
- Vào bài: Ở cấp tiểu học các em đã được học những mũi khâu cơ bản. Để các em có thể vận dụng các mũi khâu đó vào hoàn thành một số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 20’
1. Mục tiêu : Hs biết cách vẽ mẫu trên bìa giấy.
2. Phương thức: Hđ cá nhân
3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
- GV nêu yêu cầu bài thực hành->-HS xem SGK trả lời -1 HS đọc phần chuẩn bị SGK để cả lớp nắm chắc nội dung cần chuẩn bị và nội dung thực hành của bài. |
I. Chuẩn bị.
- Kim, chỉ , vải.... |
Hoạt động 2: Lý thuyết: GV: Treo bảng phụ hình 1.14, 1.15 SGK/27+28. - Giáo viên yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép hoàn thành ghi ra giấy câu trả lời của các câu hỏi sau: *. Vòng 1 chuyên gia: - Tìm hiểu khái niệm và cách khâu mũi khâu thường (mũi tới)? (nhóm 1, 2, 3) - Tìm hiểu khái niệm và cách khâu mũi khâu đột mau? (nhóm 1, 2, 3) *. Vòng mảnh ghép: Nhóm 4, 5, 6: - Mũi khâu thường, mũi khâu đột mau là gì? - Hiểu biết của em về mũi khâu thường, mũi khâu đột mau? - Mũi khâu thường, mũi khâu đột mau được tạo thành như thế nào? - Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung
|
A. Lý thuyết: 1. Khâu mũi thường (mũi tới). - Dùng kim, chỉ tạo thành những mũi nổi, mũi lặn cách đều nhau, đẹp và êm. - Mũi khâu này được sử dụng may nối, vá quần áo, khâu lược. *Cách khâu: -Lấy thước và bút chì kẻ một đường trên vải -Xâu chỉ vào kim thắt nút cuối sợi -Tay trái cầm vải ,tay phải cầm kim ,khâu từ phải sang trái. -Lên kim, xuống kim bằng 3 canh sợi vải. 2. Khâu mũi đột mau. - Là phương pháp khâu mà mỗi mũi nổi được tạo thành bằng cách đưa kim lùi lại 3-4 canh sợi vải, rồi lại khâu tiếp 4 canh sợi vải. *Cách khâu: - Kể một đường thẳng trên vải - Lên kim 8 sợi vải, xuống kim lùi lai một mũi 4 sợi, lên kim về phía trước 4 sợi, xuống kim ngay lỗ lên kim đầu tiên... Cứ tiếp tục như thế cho đến hết đường khâu. Lại mũi khi kết thúc đường khâu. - Mũi khâu đột mau được dùng khi may nối mạng, viền bọc mép. |
C. Hoạt động thực hành: 15’
- GV: Giảng giải + Làm thao tác mẫu trên bìa bằng kim khâu len và len.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài thực hành cá nhân.
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1. Mục tiêu: nắm vững được kt vận dụng vào thực tế
2. Phương thức: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau- Gv đánh giá
5. Tiến trình
* Giao nhiệm vụ
- Quan sát nhận diện các mũi khâu để may.
*Thực hiện nhiệm vụ
Hs: cả lớp
Gv: theo dõi
*Báo cáo kết quả
Hs: đại diện báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài tập tình huống trước lớp.
- Cô giáo bổ sung, tổng hợp ý kiến.
Giáo án Công nghệ 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua tiết thực hành học sinh nắm vững thao tác khâu mũi thường để áp dụng vào khâu một số mũi khâu đơn giản, sản phẩm đơn giản
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng may, vá đơn giản quần áo bị rách, bị tuột lai
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Cần giữ gìn môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác thải bừa bãi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Vải, bìa, chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, len
2. Chuẩn bị của học sinh: Vải (giấy trắng, bìa), thước, bút chì
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 6A1………………………………………………………………….
Lớp 6A2………………………………………………………………….
Lớp 6A3………………………………………………………………….
2. Bài mới: (39 phút)
a. Giới thiệu bài: (1 phút) Như chúng ta đã biết ngày xưa việc thêu thùa của người phụ nữ rất quan trọng. Ngày nay do sự phát triển của xã hội chúng ta đã có máy móc thay thế nhưng không vì vậy mà truyền thống từ ngàn xưa bị mai một. Chính vì vậy, tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về một số mũi khâu cơ bản.
b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (3 phút)
Tên thực hành |
Vật liệu – dụng cụ |
Quy trình thực hành |
Kết quả thực hành |
Khâu mũi thường |
Vải, bìa, chỉ khâu thường, chỉ thêu màu, kim khâu, kéo, len, thước, bút chì |
- GV giới thiệu cách làm. - HS tiến hành thực hành. |
c. Các hoạt động dạy - học: (35 phút)
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (13 phút) |
|
? Để thực hành khâu các mũi khâu cơ bản phải chuẩn bi những dụng cụ và vật liệu nào? GV: Yêu cầu học sinh đặt tất cả các dụng cụ thực hành đã chuẩn bị lên bàn GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của học sinh - Nhận xét và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau GV hướng dẫn HS xem hình (1.14) ở SGK trang 27 nhắc lại thao tác bằng mũi may, thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len để HS nắm vững thao tác. - Vạch 1 đường thẳng ở giữa mảnh vải. - Xâu chỉ vào kim, thắt nút cho chỉ khỏi tuột. - Lên kim ở mặt trái của vải. Xuống kim cách mũi lên 0.2cm. Tiếp tục lên mũi kim cách mũi xuống thứ nhất 0.2cm. Cứ như thế cho đến hết đường vải - May mũi may lại để tránh tuột chỉ khi cắt - HS: Kim khâu, chỉ, bìa (vải), bút chì, thước |
- HS: Đặt các dụng cụ thực hành đã chuẩn bị lên bàn
- HS: Quan sát hình (1.14) SGK và chú ý nghe, quan sát giáo viên hướng dẫn và thao tác mẫu |
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành (10 phút) |
|
GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm thực hành + Cho HS thực hành theo các bước trong quy trình + GV: hướng dẫn từng nhóm thực hành nhắc nhở những điểm cần lưu ý khi thực hành + Quan sát học sinh thực hành và hướng dẫn lại cho những học sinh thao tác chưa đúng |
- HS: Thực hành the nhóm đã chia + Thực hành lần lượt từng bước theo hướng dẫn của giáo viên |
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành (12 phút) |
|
GV: Nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của học sinh + Thu một số bài thực hành làm đúng, đẹp nhận xét, tuyên dương và chấm điểm trước lớp GV: Yêu cầu học sinh nộp lại bài thực hành và thu dọn vệ sinh nơi thực hành |
- HS: Chú ý nghe và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau
- HS: Nộp lại bài thực hành và thu dọn sạch sẽ nơi thực hành |
3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: (3 phút)
- Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học.
4. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh
- Tập khâu mũi thường trên vải cho thành thạo
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho tiết thực hành sau: Kim, chỉ, kéo, giấy bìa, giấy cứng, bút chì, thước kẻ
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 5: Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới