Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 3)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 06 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Công nghệ 6 bài 23

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng Tìm Đáp Án xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 3) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Bài 23: THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày

2. Kĩ năng:

  • Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.

3. Thái độ:

  • Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong công việc của gia đình.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Giữ gìn vệ sinh nơi chế biến món ăn

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Danh sách các món ăn thường dùng trong bữa liên hoan hay bữa cỗ
  • Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn liên hoan hay bữa cỗ.

2. Chuẩn bị của học sinh: vở ghi, sách giáo khoa

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Bài mới: (39 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Muốn tổ chức một bữa tiệc hay liên hoan thành công thì công việc đầu tiên chúng ta cũng phải xây dựng được một thực đơn dùng trong bữa tiệc hay liên hoan cho chu đáo. Vậy tiết thực hành hôm nay chúng ta sẽ thực hành xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan hay bữa cỗ

b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (3 phút)

Tên thực hành

Vật liệu – dụng cụ

Quy trình thực hành

Kết quả thực hành

Xây dựng thực đơn

+ Danh sách các món ăn thường dùng trong bữa liên hoan hay bữa cỗ

+ Bảng cơ cấu thực hiện bữa liên hoan hay bữa cỗ.

- GV giới thiệu cách làm.

- HS tiến hành thực hành.

c. Các hoạt động dạy - học: (35 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (13 phút)

- GV nhắc lại kiến thức

? Trong bữa liên hoan hay bữa cỗ thì số lượng và các món ăn như thế nào?

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 3.27 một số món ăn dùng trong bữa liên hoan và cho học sinh tham khảo thêm danh sách các món ăn thường dùng trong bữa liên hoan hay bữa cỗ

- Cho HS quan sát thực đơn mẫu: ĐÁM CƯỚI

Khai vị: - Gỏi sen bát bửu

- Súp bong bóng cá

Món chính: - Gà tiềm thuốc bắc

- Tôm hấp

Món phụ: - Lẩu hải sản

Tráng miệng: - Trái cây (nho)

- Thường 5 – 6 món ăn, chế biến cầu kì. Các món ăn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống.

- HS quan sát

- HS quan sát

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành (14 phút)

- Yêu cầu mỗi học sinh xây dựng một thực đơn dùng cho bữa liên hoan làm tại lớp nộp cho giáo viên nhận xét, đánh giá

- Quan sát hướng dẫn học sinh thực hành

- Mỗi học sinh xây dựng một thực đơn dùng cho bữa liên hoan làm tại lớp nộp cho giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Học sinh thực hành dưới sự quan sát chỉ bảo của giáo viên

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành (8 phút)

- GV gọi một số học sinh trình bày thực đơn tại lớp

- GV thu các bài chưa được trình bày tại lớp về chấm điểm

- GV nhận xét chung, rút ra kết luận chính:

+ Bữa tiệc thường có từ 5-6 món

+ Chế biến cầu kì, tính thẩm mỹ cao, nhiều cả về chất lượng và số lượng

+ Phải tôn trọng trình tự của các món trong thực đơn.

- HS trình bày thực đơn của mình để cả lớp nhận xét.

- HS nộp bài

- Rút kinh nghiệm bài thực hành.

3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: (3 phút) Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học.

4. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)

  • GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh
  • Chuẩn bị trước câu hỏi trong bài ôn tập để tiết sau ôn tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

06 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm