Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 2) theo CV 5512
Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng Tìm Đáp Án xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 1)
Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 3)
Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ.
2. Kĩ năng: Có kỹ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức biết lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm ngon, tiết kiệm.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Danh sách các món ăn dùng cho bữa cỗ, bữa liên hoan.
- Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn dùng cho bữa cỗ, bữa liên hoan.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
- Một số mẫu thực đơn chuẩn bị cho các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
- GV: Trả bài và nhận xét bài thực hành tiết 1 rút kinh nghiệm cho bài thực hành tiếp theo.
*Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv: Dựa vào kiến thức thực tế em hãy kể tên một số món ăn mình đã ăn trong các bữa cỗ, liên hoan, chiêu đãi?
- Hs thực hiện nhiệm vụ
*Thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)
- Dự kiến câu trả lời: HS kể tên nhiều món ăn.
*Báo cáo kết quả
- 1-2 hs trả lời miệng
*Đánh giá kết quả
- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-Giáo viên gieo vấn đề vào bài học: Các em đã kể tên được rất nhiều món ăn mà các em đã ăn trong các bữa cỗ, liên hoan, chiêu đãi. Muốn biết được thực đơn các em vừa kể đã hợp lý chưa? Và cách xây dựng chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kỹ năng
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung (ghi bảng) |
Hoạt động 1: Bổ trợ kiến thức về thực đơn dùng cho bữa liên hoan, bữa cỗ. 1. Mục tiêu : Bổ trợ lại kiến thức đã học khi xây dựng thực đơn cho bữa liên hoan, bữa cỗ. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ 3. Sản phẩm: phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5. Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ. GV: yêu cầu hs quan sát h3.27 sgk/115. Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi 1. Nhớ lại bữa cỗ, bữa liên hoan gia đình em tổ chức (hoặc em được mời tham dự) nêu thành phần, số lượng món ăn? 2. Em hãy nêu nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn bữa cỗ hoặc bữa liên hoan?. - Hs thực hiện nhiệm vụ *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động nhóm. - Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần) - Dự kiến câu trả lời: 1. Các món ăn: có 4- 5 món trở lên: thường sử dụng thực phẩm cao cấp, được chế biến công phu, trình bày đẹp. 2. Các món được chia thành các loại sau: + Các món canh hoặc súp. + Các món rau, củ, quả tươi hay trộn, muối chua. + Các món nguội. + Các món xào, rán. + Các món mặn. + Các món tráng miệng. - Nếu bữa liên hoan + Món khai vị (súp, nộm..) + Món ăn sau khai vị (món xào, rán, nguội…) + Món ăn chính (món mặn như nấu, hấp, nướng…) + Món ăn thêm (rau, canh..) + Món tráng miệng: dưa hấu, nho, quýt… + Đồ uống: bia, nước ngọt, rượu… *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày *Đánh giá kết quả - Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá điều chỉnh lại cho phù hợp. GV chốt kiến thức ghi bảng.
|
II. Thực đơn dùng cho bữa liên hoan, bữa cỗ.
- Các món ăn: có 4- 5 món trở lên. Tùy thuộc vào điều kiện vật chất, tài chính, thực đơn có thể tăng cường lượng và chất.
- Các món ăn: thực đơn thường được kê theo các món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống.
|
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Xây dựng thực đơn cho bữa cỗ, liên hoan.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của nhóm.
4. Kiểm tra đánh giá:
- HS đánh giá, nhận xét.
- Gv đánh giá.
5. Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: yêu cầu mỗi tổ cùng bàn và xây dựng 1 thực đơn cho bữa cỗ hoặc bữa liên hoan.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS triển khai các bước thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Các tổ thảo luận tìm món ăn thích hợp đảm bảo đủ lượng và chất.
- GV quan sát, nhắc nhở, uốn nắn.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Sau 20 phút các tổ nộp để GV nhận xét.
*Báo cáo kết quả.
- Mỗi tổ cử đại diện trình bày thực đơn của tổ mình trước lớp.
* Đánh giá kết quả.
- Hs nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng thực đơn cho gia đình dùng trong một ngày, một bữa liên hoan hay cỗ
Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp
Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, hoàn thành vào vở bài tập.
Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ.
- Chia sẻ với người thân trong gia đình về cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa cỗ, liên hoan.
- Em hãy so sánh bữa cỗ (hoặc liên hoan) với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì?
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ:
- Dự kiến sản phẩm:
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Nhận xét: Số món nhiều hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng trong các món ăn cao hơn
*Báo cáo kết quả
- HS báo cáo kết quả vào giờ học sau.
Giáo án Công nghệ 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
3. Thái độ:
- Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong công việc của gia đình.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Giữ gìn vệ sinh nơi chế biến món ăn
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Danh sách các món ăn thường dùng trong bữa liên hoan hay bữa cỗ
- Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn liên hoan hay bữa cỗ.
2. Chuẩn bị của học sinh: vở ghi + sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 6A1………………………………………………............
Lớp 6A2 ………………………………………………………
Lớp 6A3……………………………………………….............
2. Bài mới: (39 phút)
a. Giới thiệu bài: (1 phút) Muốn tổ chức một bữa tiệc hay liên hoan thành công thì công việc đầu tiên chúng ta cũng phải xây dựng được một thực đơn dùng trong bữa tiệc hay liên hoan cho chu đáo. Vậy tiết thực hành hôm nay chúng ta sẽ thực hành xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan hay bữa cỗ
b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (3 phút)
Tên thực hành |
Vật liệu – dụng cụ |
Quy trình thực hành |
Kết quả thực hành |
Xây dựng thực đơn
|
+ Danh sách các món ăn thường dùng trong bữa liên hoan hay bữa cỗ + Bảng cơ cấu thực hiện bữa liên hoan hay bữa cỗ. |
- GV giới thiệu cách làm. - HS tiến hành thực hành. |
c. Các hoạt động dạy - học: (35 phút)
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (18 phút) |
||
- GV cho HS xem hình 3.27 sgk danh mục các món ăn liên hoan, ăn cỗ… và bảng cơ cấu thực đơn hợp lý dùng cho bữa ăn liên hoan. ? Em hãy nhớ lại bữa cỗ, bữa tiệc gia đình đã tổ chức hoặc em được dự, nêu nhận xét về thành phần, số lượng món ăn? ? Hãy so sánh bữa cỗ (hoặc bữa liên hoan) với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì?
? Các món ăn sắp xếp thế nào?
- Gv hướng dẫn, giải thích cách thực hiện và thầy trò cùng thực hiện mẫu để rút kinh nghiệm. |
- HS quan sát hình 3.27 - Nhận xét + Thành phần: gồm nhiều người + Số lượng: có nhiều món ăn. - Bữa cỗ hoặc liên hoan có nhiều món hơn thường 5 – 6 món ăn, chế biến cầu kì, thành phần và chất lượng cũng nhiều hơn và đông khách hơn. Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống. - Thực phẩm cần thay đổi. Phải tôn trọng trình tự các món ghi trong thực đơn. - HS chọn món ăn thuộc các thể loại vừa nêu trên (mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn. |
|
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành (9 phút) |
||
Cho học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm xây dựng một thực đơn
- Quan sát hướng dẫn các tổ thực hành |
- Mỗi tổ tập trung trao đổi, thảo luận, tìm món ăn thích hợp để xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan hay bữa cỗ. - Các nhóm thực hành dưới sự quan sát chỉ bảo của giáo viên |
|
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành (8 phút) |
||
- GV cho đại diện các tổ trình bày - GV nhận xét chung |
- Đại diện mỗi tổ trình bày thực đơn của mình để cả lớp nhận xét. - Rút kinh nghiệm bài thực hành. |
3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: (3 phút)
Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học.
4. Nhận xét - dặn dò: (2 phút) GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh
- Sưu tầm thêm một số món ăn dùng trong bữa tiệc để tiết sau tiếp tục thực hành
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới