Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 56

Admin
Admin 07 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 56: Tốc độ phản ứng hóa học được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Sự ảnh hưởng của các yếu tố (nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác) đến tốc độ phản ứng.
  • Nhận biết về sự thay đổi tốc độ phản ứng.
  • Thay đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt để thay đổi tốc độ phản ứng

Trọng tâm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cân bằng.

Chuẩn bị:

GV: Một số ví dụ và bài tập liên quan đến tốc độ phản ứng

HS: Xem bài trước ở nhà

Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV cho HS làm và quan sát thí nghiệm để hình thành khái niệm tốc độ pứ (SGK)

- Gv y/c HS (thảo luận) tìm trong t.tế, c.sống những pứ m.họa cho loại pứ xảy ra nhanh, chậm?

- Kết luận: Các pứhh khác nhau xảy ra nhanh chậm rất khác nhau. Để đánh giá mức độ nhanh chậm của pứhh, người ta dùng khái niệm tốc độ pứhh

- Gv y/c HS nhận xét về sự thay đổi nồng độ

(h. 7.1) các chất trong pứhh để thấy được mối l.hệ giữa tốc độ pứ với sự biến đổi nồng độ các chất trong pứ

- Khi 1 pứhh xảy ra, nồng độ các chất pứ và các chất sản phẩm của pứ biến đổi n.t.n?

- Kết luận : Như vậy, có thể dùng độ biến thiên nồng độ của 1 chất bất kỳ trong pứ làm thước đo tốc độ pứ

- GV b/diễn: Cho vào 2 ống no, mỗi ống 1 hạt Zn như nhau, rót vào (ống 1) 5ml d.d H2SO4 0,1 M và rót vào (ống 2) 5ml d.d H2SO4 0,01 M --> Q. sát bọt khí hidro thoát ra ở 2 ống no và rút ra kết luận?

- Gv y/c HS nhắc lại kiến thức:

- Ở những pứ có chất khí t.gia, khi áp suất tăng nồng độ chất khí tăng theo, nên ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ pứ cũng giống như ảnh hưởng của nồng độ --> Kết luận?

- Gv h/d Hs q. sát t.no đã mô tả trong SGK

(hình 7.2) --> Nhận xét?

- Tại sao nhiệt độ ảnh hưởng ảnh hưởng đến tốc độ pứ? (pứ hh xảy ra nhờ sự va chạm của các chất pứ: Tăng to -> chuyển động nhiệt tăng -> tần số va chạm tăng)

- Tần số va chạm của các chất pứ ph.thuộc vào t0. Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất

pứ tăng nhanh -> tốc độ pứ tăng => Kết luận?

- Gv h/d Hs thực hiện t.n0 (hình 7.3 SGK ) --> Quan sát bọt khí thoát ra và nhận xét?

+ Tại sao khí ở cốc (b) thoát ra nhiều hơn ở cốc (a)?

+ Có thể thay CaCO3 bằng Zn ? => Kết luận ?

- GV h/d HS quan sát thí nghiệm p.hủy H2O2

(SGK) và nhận xét?

+ MnO2 là chất gì của pứ?

+ Đ. Điểm của chất xúc tác? (không bị tiêu hao trong quá trình pứ) => Kết luận?

* Ngoài các yếu tố trên, môi trường xảy ra pứ, tốc độ khuấy trộn, tác dụng của các tia bức xạ,... cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ pứ.

- Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pứ được vận dụng trong đời sống và sản xuất?

- Tại sao khi nhóm bếp than ban đầu ph.quạt?

- Tại sao viên than tổ ong phải có nhiều lỗ?

I) Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học

1/ Thí nghiệm

HS nhận xét hiện tượng thí nghiệm:

(1): BaCl2 + H2SO4--> BaSO4 + 2HCl

kết tủa xuất hiện ngay tức khắc

(2): Na2S2O3+H2SO4-->S +SO2+H2O+ Na2SO4 sau 1 thời gian mới thấy kết tủa đục xuất hiện

=> Pứ (1) xảy ra nhanh hơn pứ (2)

2/ Nhận xét

Tốc độ pứ là độ biến thiên nồg độ của 1 trong các chất pứ hoặc s.phẩm pứ trg 1 đ.vị t. gian

Vdụ: (SGK)

II) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1/ Ảnh hưởng của nồng độ

HS thảo luận viết và nhận xét được:

- pứ ở (cốc a: có nồng độ Na2S2O3 cao), xảy ra nhanh hơn ở (cốc b: có nồng độ Na2S2O3 thấp)

- Tốc độ giải phóng hidro ở ống n0 thứ 1 > ở ống no thứ 2

Kết luận: Khi tăng nồng độ chất pứ, tốc độ pứ tăng

2/ Ảnh hưởng của áp suất

- Đối với chất khí, khi V và nhiệt độ không đổi, áp suất tỉ lệ với số mol chất

Kết luận: Đối với pứ có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ pứ tăng

Vdụ: SGK

3/ Ảnh hưởng của nhiệt độ

- pứ ở cốc 1 (a) xảy ra ở nhiệt độ thường

- pứ ở cốc 2 (b) xảy ra ở khoảng 50oC

* Thời gian thực hiện pứ ở cốc (1) > cốc (2)

Kết luận: Khi nhiệt độ tăng, tốc độ pứ tăng

4/ Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Kết luận: Đối với pứ có chất rắn tham gia, khi tăng diện tích bề mặt, tốc độ pứ tăng.

5/ Ảnh hưởng của chất xúc tác

HS thảo luận viết và nhận xét được:

Ban đầu bọt khí thoát ra chậm. Sau khi cho vào d.d 1 ít bột MnO2 khí thoát ra mạnh hơn

Kết luận: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ pứ (chất làm giảm tốc độ pứ: chất ức chế pứ), nhưng còn lại sau khi pứ kết thúc.

III) Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng

- Nhiệt độ của ngọn lửa C2H2 cháy trong oxi > so với cháy trong kk, tạo t0 hàn cao hơn.

- Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín

- Than, củi có k.thước nhỏ sẽ cháy nhanh hơn


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!