Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 28

Admin
Admin 05 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 10

Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 28: Phản ứng oxi hóa - khử được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu:

  • Nắm được các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
  • Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron.

II. Trọng tâm: Cân bằng oxi hóa khử.

III. Chuẩn bị:

  • GV: chuẩn bị một số bài tập củng cố.
  • HS: ôn tập kĩ kiến thức bài trước, làm đầy các bài tập về nhà.

IV. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

Xác định chất oxi hoá, chất khử, viết quá trình oxi hoá, quá trình khử trong các phản ứng oxi hoá - khử sau.

1) 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

2) 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

3) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

4) Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2 + O2

Hoạt động 2:

- GV: làm một số ví dụ và giảng giải theo từng bước để học sinh nắm rõ 4 bước.

- Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố, xác định chất khử, chất oxi hoá, ghi quá trình khử, quá trình oxi hoá?

- Để số e chất khử cho=số e chất oxi hoá nhận thì ta cần nhân quá trình khử, quá trình oxi hoá cho bao nhiêu?

→ bội số chung nhỏ nhất là 20, chia cho 5e của quá trình oxi hoá ta có hệ số 4, chia cho 4e của quá trình khử ta có hệ số à điền các hệ số vào phương trình

Hướng dẫn hs cách viết gộp các bước

Hoạt động 3:

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và rút ra ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử.

II. Lập PTHH của phản ứng oxi hoá - khử: theo phương pháp thăng bằng electron

- dựa theo nguyên tắc:

tổng số e chất khử cho=tổng số e chất oxi hoá nhận

Thí dụ 1:

P + O2 → P2O5

Bước 1: xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng để tìm ra chất oxi hoá, chất khử

0 0 +5 -2

P + O2 → P2O5

chất khử chất oxi hoá

Bước 2,3: viết quá trình oxi hoá và quá trình khử - tìm hệ số thích hợp.

0 +5

x 4 P → P + 5 (quá trình oxi hoá)

0 -2

x 5 O + 4e → 2O (quá trình khử)

Bước 4: đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào phản ứng, kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế:

4P + 5O2 → 2P2O5

Thí dụ 2:

+3 -2 +2 -2 0 +4 -2

Fe2O3 + 3CO → Fe + 3CO2

+3 0

x 2 Fe + 3e → Fe (quá trình khử)

+2 +4

x 3 C → C + 2e (quá trình oxi hoá)

III. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn

Sự cháy của xăng, dầu trong các động cơ, sự cháy của than củi, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin ăcquy đều là phản ứng oxi hóa khử;

- Trong sản xuất: luyện gang, luyện thép, luyện nhôm, sản xuất các hóa chất như xút, HCl, HNO3 đều nhờ phản ứng oxi hóa khử.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất