Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 24
Giáo án môn Hóa học lớp 10
Giáo án môn Hóa học lớp 10 bài 24: Hóa trị và số oxi hóa được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 10này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu:
- Hoá trị của một nguyên tố trong các hợp chất ion, trong hợp chất cộng hoá trị; số oxi hóa.
- Xác định đúng điện hóa trị và cộng hóa trị của các nguyên tố
- Vận dụng giải thích tính chất hợp chất
II. Trọng tâm: Số oxi hóa
III. Chuẩn bị:
- GV: Bảng tuần hoàn
- HS: ôn tập về liên kết ion, liên kết CHT
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Hoạt động 1: - Xác định loại liên kết trong các chất sau: NaCl, CaF2, NH3, CH4, H2O
Hoạt động 2: GV: nêu quy tắc: Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó
Các nguyên tố IA, IIA, IIIA có điện hóa trị là bao nhiêu? Hoạt động 3: GV: nêu nguyên tắc: Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hoá trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hoá trị.
Hoạt động 4: GV: đặt vấn đề: Số oxi hoá thường được sử dụng trong việc nghiên cứu phản ứng oxi hoá-khử. GV trình bày khái niệm số oxi hoá và từng nguyên tắc xác định số oxi hoá kèm theo thí dụ minh hoạ
Chú ý: SOH được viết bằng số thường, dấu đặt phía trước và được đặt trên kí hiệu nguyên tố
Trong NO3-, HNO3 thì N đều có SOH là +5 Hs vận dụng: xác định SOH của S trong SO42-
|
I. Hóa trị 1. Hoá trị trong hợp chất ion VD: - Các nguyên tố IA, IIA, IIIA có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+ 2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị cộng hoá trị = số liên kết CHT VD: NH3
N có 3 liên kết → cộng hóa trị là 3 H có 1 liên kết → cộng hóa trị là 1 H2O: H–O–H O có cộng hóa trị là 2 H có cộng hóa trị là 1 II. Số oxi hoá 1. Khái niệm: (sgk) 2. Quy tắc xác định: Quy tắc 1: SOH của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0: Vd: SOH của các nguyên tố Cu, Zn, H, O, N trong phân tử đơn chất Cu, Zn, H2 O2, N2 bằng 0. Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng 0: Vd: SOH của N trong: NH3: x + 3(+1) = 0 → x = - 3 HNO2: (+1) + x + 2(-2) = 0 → x = +3 HNO3: (+1) + x + 3(-2) = 0 → x = +5 Quy tắc 3: - SOH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó Vd: SOH của các nguyên tố ở các ion K+, Ba2+, Al3+, Cl-, S2- lần lượt là: +1,+2,+3, -1,-2 - Trong ion đa nguyên tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion Vd: trong NO3-: x + 3(-2) = -1 ® x = +5 Quy tắc 4: Trong hầu hết hợp chất, SOH của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2…). SOH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit như (H2O2) |