Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10 bài 8

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10 bài 8: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD. Hi vọng, với mẫu giáo án điện tử lớp 10 này, quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo chất lượng để xây dựng bài dạy thú vị giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của công an nhân dân Việt Nam.

2. Thái độ:

  • Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an nhân dân Việt Nam.
  • Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:: Nghiên cứu bài 2 trong SGK và SGV

2. Học sinh.

  • Đọc trước bài
  • Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học).

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu truyền thống của QĐNDVN?

Câu 2: Trách nhiệm của học sinh trong phát huy các truyền thống?

Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung.

3. Phổ biến nội dung bài học:

Gv phổ biến nội dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học

- GV và HS làm thủ tục nhận lớp

Hs nghe.

Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.

Hs nghe và hiểu.

Họat động 2: Lịch sử công an nhân dân Việt Nam (32 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Thời kì hình thành.

<?> Công an nhân dân Việt Nam được thành lập khi nào? do ai thành lập?

Gv nghe hoc sinh trả lời.

Củng cố, bổ sung, kết luận.

2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975)

a. Thời khì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp công an đã xây dựng và trưởng thành như thế nào?

Gv nghe hs trả lời, nhận xét và chuyển nội dung.

<?> Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có những tấm gương công an anh dũng hi sinh nào ?

Củng cố, bổ sung, kết luận.

- Võ Thị Sáu, đội viên công an xung phong Bà Rịa

- Trần Việt Hùng, đội trưởng trừ gian của công an tỉnh Hải Dương.

- Trần Văn Châu, đội trưởng công an tỉnh Nam Định

b. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975)

- Giai đoạn từ 1954-1960

- Giai đoạn từ 1961-1965

- Giai đoạn từ 1965 – 1968

-Giai đoạn từ 1969-1973

- Giai đoạn từ 1973-1975

3. Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay).

- Công an nhân dân đã đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xa hội trong mọi tình huống.

- Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành Công an nhân dân Việt Nam đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Huân chương sao vàng, huân chương Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác.

HS nghiên cứu SGK, thảo luận tra lời câu hỏi.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1945 để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.....

Bắc Bộ đã thành lập "Sở Liêm phong" và "Sở Cảnh sát" các tỉnh đều thành lập "Tì Liêm phong" và "Tì Cảnh sát". ......

Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận

Hs nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi của gv:

Đầu năm 1947: Văn phòng, Tì Điệp báo, Tì Chính trị, Bộ phận An toàn khu.

- Ngày 15/1/1950, xác định Công an nhân dân Việt Nam có ba tính chất: "Dân tộc, dân chủ, khoa học"

- Ngày 28 tháng 2 năm 1950 ban thường vụ TW Đảng ra quyết định sát nhập bộ phận Tình Báo Quân Đội vào Nhà Công an".

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ nhiệm vụ là bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công.... đã góp phần làm nên chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hs ghi nội dung kết luận của GV

HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình.

HS nghiên cứu SGK và sự hiểu biết của mình thảo luận tra lời câu hỏi.

Ghi phần củng cố, bổ sung, kết luận

HS chú ý nghe giảng ghi theo ý hiểu của mình.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất