Giáo án Lịch sử 7 bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập theo CV 5512

Admin
Admin 23 Tháng mười một, 2021

Giáo án Lịch sử 7 bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Qua giáo án này, giáo viên giúp học sinh biết rằng Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại

máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được sự ra đời của triều đại nhà Ngô - Đinh, tổ chức nhà nước thời Ngô - Đinh.Công lao của Ngô Quyền, Đinh bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.

GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

2. Thái độ: GD HS ý thức độc lập tự chủ, thống nhất đất nước của mọi người dân. Biết ơn các bậc tiền bối đã có công xây dựng đất nước.

3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

5. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô

6. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. các tài liệu về Ngô Quyền & Đinh Bộ Lĩnh..

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: linh hoạt 3 phút

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về nước ta buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi sau

Tại sao Ngô Quyền lại bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều đình mới?

- Dự kiến sản phẩm: Họ Khúc mới chỉ giành được quyền tự chủ trên danh nghĩa-> Ngô Quyền quyết tâm xây dựng chính quyền độc lập.

* Giới thiệu bài: Sau hơn 1000 năm đấu tranh chống đô hộ phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta đã giành được độc lập và bước vào thời kì độc lập tự chủ.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Buổi đầu độc lập thời Ngô

- Mục tiêu: biết được những nét lớn về mặt chính trị của buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK

? Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng?

? Những việc làm trên của Ngô Quyền chứng tỏ điều gì?

GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ ,không phụ thuộc vào nước khác.

? Ngô quyền đã xây dựng chính quyền mới như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

HD hs vẽ sơ đồ nhà nước thời Ngô

GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ (để trống)

? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô?

Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

GV dẫn dắt để HS hiểu: Năm 944, Ngô Quyền mất,hai con ông còn nhỏ nên không đủ năng lực & uy tín để giữ chính quyền, một viên quan là Dương Tam Kha chiếm quyền, các phe phái nổi lên, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, bị chia cắt, hỗn loạn bởi 12 sứ quân. Trong hoàn cảnh đó tại Hoa Lư - Ninh Bình xuất hiện một nhân vật. Đó là Đinh Bộ Lĩnh. Vậy Đinh Bộ Lĩnh là ai? Ông đã có công lao gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

1. Nước ta dưới thời Ngô

- Tổ chức nhà nước:

+ Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

+ Xây dựng chính quyền :

Trung ương: Vua đứng đầu quyết định mọi việc, đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.

Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tình hình chính trị cuối thời Ngô (Giảm tải)

3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

- Mục tiêu: - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK

Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đoạn:

“ Đinh Bộ Lĩnh.....làm cờ”

? Đinh Bộ Lĩnh là ai?

Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đoạn:

“Sau này....sứ quân”

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1 + 2 + 3: Nêu nguyên nhân loạn 12 sứ quân?

Nhóm 4 + 5 + 6: Nêu hậu quả của tình trạng loạn 12 sứ quân?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

? Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào?

? Nhờ đâu mà ông dẹp được loạn của 12 sứ quân?

? Em hãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- Nhận xét về công lao của Đinh Bộ Lĩnh :

+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân".

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...).

ước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.

GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

 

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước ta buổi đầu độc lập.

- Thời gian: 12 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?

A. Vua.

B. Các quan văn.

C. Các quan võ.

D. Các quan thứ sử.

Câu 2. ‘Loạn 12 sứ quân’’ gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là

A. Kinh tế suy sụp.

B. Ngoại xâm đe dọa.

C. Nhân dân đói khổ.

D. Đất nước bất ổn

Câu 3.Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì?

A. Quan văn, nô tì.

B. Quan võ, gia nhân.

C. Quan võ, nô lệ.

D. Quan văn, quan võ.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?

A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.

B. Đóng đô ở cổ Loa.

C. Xưng vương.

D. Lập triều đình quân chủ.

Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là 

A. đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập

B. thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

C. chấm dứt loạn 2 sứ quân.

D. đánh tan quân xâm lược.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô?

Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

Câu 2: Nêu công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh?

- Thời gian: 8 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

Câu 2: công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh

+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân".

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...).

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê.

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • HS biết được những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa… của buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
  • Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

2. Thái độ: Giáo dục HS:

  • Ý thức độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước của dân tộc.
  • Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết lập biểu đồ, sơ đồ và sử dụng bản đồ khi học bài.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh và tư liệu về Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh và thời Ngô – Đinh.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)

Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 7A1………………………………………Lớp 7A2…………………………………….........

2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - GV giới thiệu khái quát chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7.

3. Giới thiệu bài: (1 phút) Sau hơn 1000 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, cuối cùng nhân dân ta đã giành lại được nền độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, nước ta đã bước vào thời kì độc lập và tự chủ. Vậy Ngô Quyền đã dựng nền độc lập tự chủ như thế nào và Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì? (vào bài).

4. Bài mới: (36 phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu việc dựng nền độc lập của Ngô Quyền. (13 phút)

* Giáo viên nhắc lại: Kết quả và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (chấm dứt hơn 1000 năm bị phong kiến Phương Bắc đô hộ, mở ra thời đại độc lập cho đất nước…)

? Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền làm gì?

HS: Lên ngôi vua và chọn nơi đóng đô.

GV mở rộng: Em có biết ông vua nào trước Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô?

HS: An Dương Vương (xã hội Âu Lạc – TK III TCN).

? Việc Ngô Quyền lên ngôi vua và chọn địa điểm kinh đô có ý nghĩa như thế nào?

HS: Khẳng định quyết tâm của nhân dân ta trong việc phục hồi và xây dựng giang sơn riêng của người Việt.

? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Ngô Quyền quyết tâm xây dựng nền tự chủ?

HS: dựa vào SGK, trả lời

GV: Chốt, chuẩn kiến thức

? Bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền được tổ chức như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đó?

HS: Thể hiện đó là một triều đình tự chủ, hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến của nước ngoài.

* Trích lời nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên “Nhà Tiền Ngô nổi lên được, không những chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục. Có thể thấy được quy mô của đế vương”

GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Tuy còn đơn giản nhưng bước đầu đã thể hiện ý thức độc lập và tự chủ dân tộc…

? Với những chính sách của Ngô Quyền, tình hình đất nước dưới thời Ngô ra sao?

HS: Đất nước được yên bình.

GV chốt, chuyển ý.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị cuối thời Ngô. (10 phút)

? Sau khi trị vì đất nước được 5 năm, Ngô Quyền qua đời, lúc đó tình hình nước ta như thế nào?

HS: trả lời.

? Ai đã cướp ngôi nhà Ngô?

HS: trả lời. GV mở rộng về Dương Tam Kha.

GV giảng: Năm 950, Ngô Xương Văn giành lại được ngôi vua, song uy tín của nhà Ngô đã giảm sút.

? Sau khi Ngô Xương Văn chết, tình hình đất nước như thế nào?

HS: trả lời. GV chuẩn xác.

HS thảo luận nhóm 3’: “Sứ quân” là gì? Tại sao xảy ra “Loạn 12 sứ quân”? Hậu quả của tình trạng này?

=> Đại diện nhóm trả lời và bổ sung.

GV nhận xét, liên hệ thời chống Mĩ – đất nước bị chia cắt làm 2 miền - và liên hệ thực tế trong gia đình, lớp học để giáo dục HS.

? Tình hình trên đã lập ra yêu cầu cấp thiết của nước ta lúc này là gì?

HS: Cần thống nhất lại

Giảm tải: (danh sách 12 sứ quân không dạy)

Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. (13 phút)

? Cho biết tình hình đất nước ta lúc này?

HS: Hết sức hỗn loạn

=> GV giảng: Lúc này, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện anh hùng Đinh Bộ Lĩnh.

? Vậy, Đinh Bộ Lĩnh là ai?

HS: đọc và rút ra từ đoạn in nghiêng /27.

? Ông đã làm gì để chuẩn bị dẹp yên 12 sứ quân?

HS: Tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, dựng căn cứ…

GV trình bày quá trình thống nhất đất nước của ông trên lược đồ.

? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên được 12 sứ quân?

HS: Nhân dân ủng hộ và có tài đánh đâu thắng đó.

=> GV chuẩn xác.

*HS trao đổi bàn (2’): Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân có ý nghĩa gì?

=>HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét.

? Nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta buổi đầu độc lập?

HS: khá, giỏi trả lời.

GV: Nhận xét, chốt lại và giáo dục HS ghi nhớ công lao của họ.

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua. - Đóng đô ở Cổ Loa.

 

 

 

 

 

- Xây dựng chính quyền mới:

 

 

+ Vua đứng đầu triều đình.

+ Đặt các chức quan: văn, võ.

+ Cử các tướng coi giữ các châu.

- Sơ đồ:

Giáo án Lịch sử 7 bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

 

 

 

=> Chặt chẽ, thể hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền.

 

 

2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô

 

- Năm 944: Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền -> đất nước không ổn định.

 

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha -> nội bộ nhà Ngô mâu thuẫn

 

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết -> Đất nước bị chia cắt hỗn loạn

=> “ Loạn 12 sứ quân”.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

 

a. Hoàn cảnh:

- Đất nước chia cắt, loạn lạc.

- Nhà Tống có âm mưu xâm lược.

 

 

 

 

 

b. Quá trình thống nhất:

- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình).

- Liên kết với các sứ quân.

 

=> Năm 967, đất nước thống nhất.

5. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi: (4 phút)

Câu 1: Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở:

A. Cổ Vương – Đông Anh – Hà Nội.

B. Hoa Lư – Ninh Bình

C. Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội

D. Đền Hùng – Phú Thọ

Câu 2: Loạn 12 sứ quân gây ra nguy cơ lớn nhất nào cho đất nước?

A. Kinh tế suy sụp.

B. Ngoại xâm đe dọa.

C. Nhân dân đói khổ.

D. Đất nước bất ổn.

Câu 3: Nguyên nhân nào làm cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân?

A. Được nhân dân hưởng ứng và giúp đỡ

B. Tranh thủ được sự đồng tình của nhà Tống

C. Đinh Bộ Lĩnh là một sứ quân có tài.

D. Liên kết và chiêu dụ với một số sứ quân.

*GV kết luận: Ngô Quyền là người đặt nền móng cho độc lập tự chủ và Đinh Bộ Lĩnh có công thống nhất đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì? (bài sau).

6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)

  • Học bài theo các nội dung.
  • Tìm hiểu về tình hình chính trị và quân sự thời Đinh - Tiền Lê.
  • Chuẩn bị giờ sau học bài 9 (mục I).

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm