Giáo án Khoa học 4 bài 44: Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo)

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Khoa học 4 bài 44

Giáo án Khoa học 4 bài 44: Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp theo) được biên soạn bởi các giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ là tài liệu bổ ích dành cho các thầy cô tham khảo xây dựng giáo án điện tử lớp 4, giáo án môn Khoa học 4 của mình sinh động và phong phú hơn để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học đạt hiểu quả cao.

Tiết 44: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo)

I. Mục tiêu

Giúp HS:

  • KT: Biết được một số loại tiếng ồn.
  • KN: Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống.
  • TĐ: Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

II. Đồ dùng dạy học

  • Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn.
  • Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK.
  • Các tình huống ghi sẵn vào giấy.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định

2. KTBC

- Gọi HS lên KTBC:

+ Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?

+ Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì?

- Nhận xét, ghi điểm.

3. Tiết mới

- GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.

+ Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.

- GV hỏi:

+ Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó?

*Giới thiệu Tiết:

Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Chúng là loại tiếng ồn có tác hại.Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn? Các em sẽ hiểu điều đó qua Tiết học hôm nay.

ØHoạt động 1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

- Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?

+ Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào?

- GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.

- Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.

- GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra?

- Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, … cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp Tiết.

ØHoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống

- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Tiếng ồn có tác hại gì?

+ Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?

- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Cho HS các nhóm đại diện trình bày kết quả

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu Tiết và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả.

- Kết luận: Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ. Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.

ØHoạt động 3: Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn

- Cho HS thảo luận cặp đôi.

- Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.

- Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

- GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng.

- Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.

3. Củng cố

- GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai

- GV đưa ra tình huống: Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.

- Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai.

- GV cho HS nhận xét và tuyên dương.

4. Dặn dò

- Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.

- Nhận xét tiết học.

- Hs hát

- HS trả lời.

- Đọc, trao đổi, thảo luận và làm tiết.

- Kết quả có thể là:

Ưa thích

Không ưa thích

- Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ.

- Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.

+ Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.

- HS nghe.

- HS thảo luân nhóm 4.

- HS trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy.

- HS trình bày kết quả:

+ Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.

+ Những loại tiếng ồn: tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng ………

- HS trả lời: Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.

- HS nghe.

- HS thảo luận nhóm ngẫu nhiên.

- Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.

+ Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.

- HS nghe.

- HS thảo luận cặp đôi.

- HS trình bày kết quả;

+ Những việc nên làm:Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.

+ Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa…. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.

- HS tham gia trò chơi.

- HS nghe.

- HS đóng vai.

- HS nhận xét, tuyên dương bạn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!