Giáo án Khoa học 4 bài 32: Không khí gồm những thành phần nào?

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Khoa học 4 bài 32

Giáo án Khoa học 4 bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? được biên soạn bởi các giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ là tài liệu bổ ích dành cho các thầy cô tham khảo xây dựng giáo án điện tử lớp 4, giáo án môn Khoa học 4 của mình sinh động và phong phú hơn để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học đạt hiểu quả cao.

KHOA HỌC

Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO

I. MỤC TIÊU:

  • KT: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô-xy, khí các-bô-níc.
  • KN: Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ô-xy, khí ni-tơ. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, bụi, hơi nước và vi khuẩn...
  • TĐ: Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành (GD BVMT theo hướng tích hợp mức độ liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • HS chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
  • GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định lớp: 1-2’

2. Kiểm tra tiết cũ: 4-5’

Gọi 3 HS lên bảng.

? Em hãy nêu một số tính chất của không khí?

? Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra?

? Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì?

- GV nhận xét và cho điểm HS.

3. Dạy tiết mới: 25- 27’

a) Giới thiệu Tiết

b) Hoạt động 1:

Hai thành phần chính của không khí.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.

- Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xy duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy không?

- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.

- GV hướng dẫn như SGV.

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt?

2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì? Em hãy giải thích?

3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao em biết?

? Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính? Đó là thành phần nào?

- GV giảng Tiết và kết luận

c) Hoạt động 2: Khí các- bô-níc có trong không khí và hơi thở.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.

- Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.

- Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.

- Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao?

- Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận: SGV.

? Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc?

* Kết luận: SGV.

d) Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

GV tổ chức cho HS thảo luận.

- Chia nhóm HS.

- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi

- Gọi các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.

* Kết luận: SGV.

- Không khí gồm có những thành phần nào?

3. Củng cố - dặn dò: 2-3’

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học Tiết, ôn lại các Tiết đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.

- 3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- HS lắng nghe và quan sát.

- 2 đến 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Không khí gồm hai thành phần chính, thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.

- HS lắng nghe.

- HS hoạt động.

- HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.

- HS đọc.

- HS quan sát và khẳng định nước vôi ở trong cốc trước khi thổi rất trong.

- Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các- bô- níc.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- HS quan sát, trả lời.

- HS cả lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!