Giáo án Địa lý 5 bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực

Admin
Admin 22 Tháng tư, 2018

Giáo án Địa lý 5 bài 27

Giáo án Địa lý 5 bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Địa lý 5 bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo)

Giáo án Địa lý 5 bài 28: Các đại dương trên thế giới

CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC

I. Mục tiêu:

  • Xác định vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
    • Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương.
    • Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
    • Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
  • Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
  • Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
  • Nêu được một số đặc điểm về dan cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
    • Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
    • Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luỵện kim,…

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu. Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
  • HS: SGK.

III. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1’

3’

1’

39’

9’

9’

9’

9’

3’

1’

1. Khởi động:

2. Bài cũ: “Châu Mĩ” (tt).

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học

4. Phát triển các hoạt động:

v Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn

Phương pháp: Sử dụng lược đồ, thực hành.

* Giáo viên giới thiệu vị trí, giới hạn châu Đại Dương trên quả địa cầu. Chú ý vị trí có đường chí tuyến đi qua lục địa Ô-xtrây-li-a, vị trí của các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.

v Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
Phương pháp: Quan sát, phân tích bảng.

v Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế

Phương pháp: Hỏi đáp.

- Nhận xét, kết luận

v Hoạt động 4: Châu Nam Cực

Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ.

- Nhận xét, kết luận

v Hoạt động 5: Củng cố.

Phương pháp: Đàm thoại

5. Tổng kết - dặn dò:

- Chuẩn bị: “Các Đại Dương trên thế giới”.

- Nhận xét tiết học.

+ Hát

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Nhân xét

- Lắng nghe

Hoạt động cá nhân.

- HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK.

- Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?

- Làm các câu hỏi của mục a trong SGK.

- HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí, giới hạn của châu Đại Dương.

Hoạt động cá nhân.

- Học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK, hoàn thành bảng sau:

Khí hậu

Thực, động vật

Lục địa Ô-xtrây-li-a

Các đảo và quần đảo

- Hs trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức, gồm gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ.

Hoạt động lớp.

- HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi:

- Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?

- Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?

- Trình bày đặc điểm KT của Ô-xtrây-li-a.

Hoạt động nhóm.

- Học sinh dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi sau:

+ Các câu hỏi của mục 2 trong SGK.

+ Khí hậu và động vật châu Nam Cực có gì khác các châu lục khác?

- Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực.

Hoạt động lớp.

- Đọc lại ghi nhớ.

- Lắng nghe


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!