Giáo án Địa lý 5 bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo)

Admin
Admin 22 Tháng tư, 2018

Giáo án Địa lý 5 bài 26

Giáo án Địa lý 5 bài 26: Châu Mĩ (Tiếp theo) là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

CHÂU MĨ (tt)

I. Mục tiêu:

  • Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
    • Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
    • Bắc Mĩ có nèn kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
  • Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
  • Chỉ và đọc trên bản đồ tên và thủ đô của Hoa Kì.
  • Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.

II. Chuẩn bị:

  • GV:
    • Các hình của bài trong SGK.
    • Bản đồ kinh tế châu Mĩ.
    • Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có).
  • HS: SGK.

III. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1’

3’

1’

39’

12’

12’

11’

4’

1’

1. Khởi động:

2. Bài cũ: Châu Mĩ (T1)

- Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đánh gía, nhận xét.

3. Bài mới:

Giới thiệu : Nêu mục tiêu bài

4. Phát triển các hoạt động:

v Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ.

Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- GV giải thích thêm: dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây.

- Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ 3 về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư

v Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế

Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, quan sát.

- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

* Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.

v Hoạt động 3: Hoa Kì.

Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, đàm thoại.


- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

* Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ ,là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện với công nghệ cao và nông phẩm như gạo, thịt, rau.

v Hoạt động 4: Củng cố.

Phương pháp: Hỏi đáp.

5. Tổng kết - dặn dò:

- Học bài.

- Chuẩn bị: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực”.

- Nhận xét tiết học.

+ Hát

- Trả lời câu hỏi trong SGK.

- Nhận xét

- Lắng nghe

Hoạt động cá nhân.

- Học sinh dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau:

+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?

+ Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?

+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?

- Đại diện HS báo cáo trước lớp.

- Nhận xét, góp ý

- Theo dõi

- Lắng nghe

Hoạt động nhóm, lớp.

- Học sinh trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Kể tên một số cây trồng và vật nuôi ở châu Mĩ.

+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở châu Mĩ.

+ So sánh sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.

- Học sinh bổ sung.

- Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động KT ở châu Mĩ (nếu có).

- Lắng nghe

Hoạt động nhóm đôi.

- Học sinh chỉ cho nhau xem vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên lược đồ H 2.

- Học sinh nói với nhau về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí, diện tích, dân số đứng thứ mấy trên thế giới), đặc điểm kinh tế, sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp nổi tiếng.

- Một số học sinh lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Theo dõi

- Lắng nghe

Hoạt động lớp.

- Đọc lại ghi nhớ.

- Lắng nghe


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!