Giáo án Địa lý 5 bài 12: Công nghiệp

Admin
Admin 20 Tháng tư, 2018

Giáo án Địa lý 5 bài 12

Giáo án Địa lý 5 bài 12: Công nghiệp là giáo án môn Địa lớp 5 được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu nội dung bài học. Hi vọng đây sẽ là mẫu giáo án điện tử lớp 5 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

ĐỊA LÍ

CÔNG NGHIỆP

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

  • Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
    • Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí …..
    • Làm gốm, trạm khắc gỗ, làm hàng cói …..
  • Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
  • Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.

2. Kỹ năng:

  • HS hiểu và biết được tác dụng của ngành công nghiệp của nước ta.

3. Thái độ:

  • Giáo dục HS phải biết quý trọng các sản phẩm làm ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Các hình minh hoạ trong SGK.
  • Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Tiến trình giờ dạy:

Thời gian

Nội dung

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

3’

1’

A. Kiểm tra bài cũ

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và đánh giá.

- Nêu mục tiêu bài học – ghi bảng.

+ Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

+ Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu?

- HS nghe – ghi vở.

10’

2. Giảng bài

a. Một số ngành CN và sản phẩm của chúng.

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

- HS trong lớp tiếp nối nhau báo cáo kết quả. Cách báo cáo như sau:

+ Giới thiệu hình cho các bạn xem.

+ Nói tên các sản phẩm của ngành đó (hoặc nói tên ngành tạo ra sản phẩm đó).

- Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?

+ Tạo ra các đồ dùng cần thiết như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng,...

+ Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái, tiện nghi hiện đại hơn: máy giặt, điều hoà, tủ lạnh...

+ Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn,...

- GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành công nghiệp giúp đời sống con người thoải mái, hiện đại hơn. Nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp các nước công nghiệp trên thế giới.

10’

b. Một số ngành thủ công ở nước ta

- HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.

- HS làm việc theo nhóm, dán, hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình.

- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các nhóm.

- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.

- Địa phương ta có nghề thủ công nào?

- Một số HS nêu ý kiến.

12’

c. Vai trò và đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta.

- Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?

+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...

+ Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.

+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?

+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm.

+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm.

+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận: Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu cao, nghề thủ công lại tạo nhiều việc làm cho nhân dân,tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Chính vì thế mà Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

2’

C. Củng cố - dặn dò

- GV nhận xét tiết học,

tuyên dương các HS tích

cực tham gia xây dựng bài,

nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.

- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.

- HS cả lớp lắng nghe và thực hiện.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!