Thế nào là điểm sàn, ngưỡng xét tuyển, điểm chuẩn - Quan trọng cần biết
03 thuật ngữ quan trọng như thế nào là điểm sàn, ngưỡng xét tuyển là gì, và điểm chuẩn khác gì 2 thuật ngữ trên. Đây là từ ngữ sẽ được dùng phổ biến nhưng rất nhiều học sinh không hiểu dễn đến có thể dễ đến quyết định sai lệch khi nộp hồ sơ xét tuyển hay quyết định thay đổi nguyện vọng.
Dự kiến điểm sàn vào Đại học năm 2017
Website tra cứu điểm thi THPT Quốc Gia 2017 của các Sở GD - ĐT
Dưới đây là giải thích chi tiết giúp các em hiểu rõ bản chất và những lưu ý cần biết.
1. Điểm sàn: hay còn gọi là ngưỡng chất lượng đầu vào là ngưỡng tối thiểu mà các trường ĐH, Cao đẳng làm cơ sở tuyển sinh, từ đó các trường không được phép tuyển thí sinh có kết quả thi thấp hơn ngưỡng chất lượng đầu vào. (Ví dụ: Điểm thí sinh + Điểm công ưu tiên mà nhỏ hơn điểm sàn thì thí sinh không được xét tuyển) và một lưu ý đó là điển sàn không áp dụng với học sinh xét tuyển bằng học bạ.
"Dự kiến hội đồng điểm sàn sẽ họp vào ngày 11/7 - 12/7 để quyết định mức điểm sàn năm nay" - Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.
2. Ngưỡng xét tuyển: Là mức điểm các Trường Đại học, cao đẳng sẽ công bố trước ngày 15/07. Đây là mức điểm làm cơ sở thí sinh biết mình có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào trường hay không. Từ đó quyết định thay đổi nguyện vọng hay không.
Ngưỡng xét tuyển luôn luôn lớn hơn hoặc bằng (>=) điểm sàn. Ví dụ ngưỡng xét tuyển một trường đưa ra là 18 tức là thí sinh có mức điểm dưới mức 18 thì không được xét tuyển vào trường.
Học sinh cần cẩn thận với ngưỡng xét tuyển các trường đưa ra vì nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển khá thấp trong khi điểm chuẩn thực tế lại cao hơn nhiều. Nhất là các trường top đầu.
3. Điểm chuẩn: Là mức điểm được đưa ra sau khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (tức là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng). Điểm chuẩn theo quy định sẽ công bố trước 1/8/2017.
Điểm chuẩn chính là mức điểm từ đó thí sinh biết mình đỗ hay trượt.