Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 7 + 8 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 trang 72, 73 tiết 7 + 8 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt phần Đọc, hiểu chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt!

>> Bài trước: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 5 + 6

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 72

Câu 1 trang 72 Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2 trang 72 Tiếng Việt lớp 3 tập 1

Giải ô chữ

a) Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống ở từng dòng dưới đây?

Gợi ý: Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T.

- Dòng 1: Cùng nghĩa với thiếu nhi :

- Dòng 2: Đáp lại câu hỏi của người khác:

- Dòng 3: Người làm việc trên tàu thủy:

- Dòng 4: Tên của một trong Hai Bà Trưng:

- Dòng 5: Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ):

- Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối):

- Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng (tập…):

- Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp:

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 7

Lời giải chi tiết:

a,

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 7

b) Từ mới xuất hiện trong ô chữ: Trung thu.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 73

Câu 1 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)

A. Đọc thầm bài Mùa hoa sấu SGK Tiếng Việt 3

Mùa hoa sấu

Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hao trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

Băng Sơn

B. Dựa theo nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng

Trả lời:

Bài 1: Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?

Hướng dẫn:

Cây sấu thay lá.

Bài 2: Hình dạng hoa sấu như thế nào?

Hướng dẫn:

Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

Bài 3: Mùi vị hoa sấu thế nào?

Hướng dẫn:

Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

Bài 4: Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?

Hướng dẫn:

Bài đọc có hai hình ảnh so sánh:

• Những chùm hoa trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông tí hon.

• Vị hoa chua ... tưởng như vị nắng non của mùa hè.

Bài 5: Trong câu "Đi dưới rặng sấu, ta có thể gặp những chiếc lá nghịch ngợm" ta có thể thay thế từ nghịch ngợm bằng từ gì?

Hướng dẫn:

Trong câu "Đi dưới rặng sấu, ta có thể gặp những chiếc lá nghịch ngợm" ta có thể thay thế từ nghịch ngợm bằng từ tinh nghịch.

Đề ôn tập giữa kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

1. Câu nào sau đây đặt sai dấu gạch chéo ngăn cách giữa bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? với bộ phận câu trả lời làm gì?

a. Mấy học trò mới / bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

b. Mấy hôm sau, / mẹ Cô- li- a bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

c. Quân tướng / lao ra khỏi vườn.

2. Đọc truyện "Chiếc áo len", vì sao Lan lại ân hận khi biết anh Tuấn nhường nhịn cho mình?

a. Vì Lan cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.

b. Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.

c. Cả 2 đáp án trên đúng

3. Đâu không phải là câu so sánh?

a. Quả dừa như chú lợn con bám vào thân mẹ.

b. Ông mặt trời như quả cầu lửa ban phát ánh nắng soi sáng khắp nhân gian.

c. Quả bóng tròn lăn trên sân cỏ.

4. Đọc truyện "Người mẹ", bà mẹ đã để lại cho hồ nước vật gì?

a. Đôi mắt

b. Mái tóc

c. Trái tim

5. Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Con gì? trong câu dưới đây?

"Dưới cánh đồng, những chú bò thung thăng gặm cỏ."

a. Dưới cánh đồng.

b. những chú bò

c. thung thăng gặm cỏ

6. Dòng nào sau đây nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào”?

a. Không nói được vì quá xúc động.

b. Buồn bã.

c. Chán nản.

7. Đọc truyện "Cuộc họp của chữ viết", bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng?

a. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.

b. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.

c. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.

8. Bộ phận nào trong câu sau đây trả lời cho câu hỏi Làm gì?

a. Mẹ

b. mẹ chăm lo cho các con.

c. chăm lo cho các con từ bữa ăn tới giấc ngủ.

9. Tại sao bạn nhỏ trong truyện "Người lính dũng cảm", lại được coi là người lính dũng cảm?

a. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.

b. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào.

c. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.

10. Câu nào sau đây không phải là câu so sánh?

a. Mặt trời đỏ rực như lòng đỏ trứng gà.

b. Sân cỏ êm như một chiếc đệm.

c. Bầu trời xanh biếc

11. Trong bài:" Nhớ lại buổi đầu đi học", các bạn học trò mới có cảm xúc gì trong ngày đầu tiên tựu trường?

a. Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

b. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

c. Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy.

c. Tất cả đáp án trên đều đúng

12. Trong những câu sau, đâu là kiểu câu Ai là gì?

a. Em và các bạn ấy là học sinh.

b. Ở câu lạc bộ, em và các bạn rất ngoan ngoãn, đoàn kết.

c. Ở câu lạc bộ, em và các bạn chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

13. Đâu không phải từ ngữ chỉ hoạt động?

a. rửa xe

b. đọc bài

c. vui sướng

Đáp án:

1. Câu đặt sai dấu gạch chéo là:

b. Mấy hôm sau, / mẹ Cô-li-a bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

Sửa lại: Mấy hôm sau, mẹ Cô-li-a / bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

2. Đọc truyện Chiếc áo le Lan ân hận khi biết anh Tuấn nhường nhịn cho mình vì:

- Lan cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.

- Lan thấy mình ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.

Chọn đáp án a, b

3. Câu không phải là câu so sánh đó là: Quả bóng tròn lăn trên sân cỏ.

Chọn đáp án: c

4. Đọc truyện “Người mẹ”, bà mẹ đã để lại cho hồ nước đôi mắt.

Chọn đáp án: a

5. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Con gì? trong câu đã cho là: những chú bò

Chọn đáp án: b

6. Dòng nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào” đó là: khôg nói được vì quá xúc động

Chọn đáp án: a

7. Đọc truyện “Cuộc họp của chữ viết”, bác chữ A đưa ra biện pháp để giúp đỡ Hoàng đó là: Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.

Chọn đáp án: c

8. Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? đó là: chăm lo cho các con từ bữa ăn tới giấc ngủ.

Chọn đáp án: c

9. Bạn nhỏ trong câu chuyện “Người lính dũng cảm” lại được coi là người lính dũng cảm vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.

Chọn đáp án: c

10. Câu không phải câu so sánh đó là: Bầu trời xanh biếc

Chọn đáp án: c

11. Trong bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”, cảm xúc của các bạn học trò mới trong ngày khai trường đầu tiên đó là:

- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

- Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.

- Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy

Chọn đáp án: d. Tất cả đáp án trên đều đúng.

12. Câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho đó là: Em và các bạn ấy là học sinh.

Chọn đáp án: a

13. Từ không phải từ ngữ chỉ hoạt động đó là: vui sướng.

Chọn đáp án: c

>> Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 9

...........................

Bên cạnh Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 thì bộ môn tiếng Việt cũng vô cùng quan trọng và tài liệu soạn Tiếng Việt lớp 3 sẽ giúp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh học tốt, dạy tốt bộ môn này, các bài soạn Tiếng Việt lớp 3 được Tìm Đáp Án sưu tầm từ những nguồn đáng tin cậy, giúp định hướng tốt hơn cho việc học tập của các em. 

Xem thêm: 

Ngoài Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3: Tiết 7 + 8 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà Tìm Đáp Án đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.