Đề thi giữa kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2021

Tìm Đáp Án giới thiệu Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm học 2020 - 2021. Đây là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô tham khảo ra đề thi và các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho bài thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 12 sắp tới đạt kết quả cao.

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn thi giữa kì 2, TimDapAngiới thiệu Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 12. Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 với đầy đủ các môn do TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THPT trên cả nước, sẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II, MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

NĂM HỌC 2020 – 2021

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức – kĩ năng ở chương trình Ngữ văn lớp 12.

- Đánh giá việc học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức – kĩ năng đã học để làm bài kiểm tra chung giữa học kỳ 2, năm học 2020 - 2021.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận

III. THỜI GIAN: 90 phút

IV. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

 

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

 

I. ĐỌC - HIỂU

Truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

- Xác định được đề tài, cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.

- Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,...của văn bản/đoạn trích.

 

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,...

- Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

 

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản (đoạn trích).

- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

 

 

Số câu

Số điểm

 

2

1,5

 

1

1.0

1

0,5

 

4

3,0

 

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Viết đoạn văn nghị luận xã hội

(Nghị luận về một hiện tượng đời sống) - khoảng 150 chữ.

 

- Nhận diện hiện tượng đời sống cần nghị luận.

- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

 

- Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/ các mặt lợi - hại, đúng - sai của hiện tượng đời sống.

 

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống.

 

- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.

 

Số câu

Số điểm

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

1

2,0

Câu 2:

Viết bài văn nghị luận văn học

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:

- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài:

Nhân vật Mị trong đoạn trích (từ chỗ “Lúc ấy đã khuya” đến “A Phủ cho tôi đi”.

- “ Vợ nhặt”- Kim Lân:

Nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích (từ chỗ “Bà lão cúi đầu nín lặng” đến “Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”.

 

- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,...

- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, lòng nhân ái, tình yêu thương con người, quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản (đoạn trích).

 

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam.

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

 

- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

 

2,0

 

1,5

 

1,0

 

0,5

1

5,0

Tổng số câu

Tổng số điểm

 

4,0

 

3,0

 

 

2,0

 

1,0

6

10,0

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm học 2020 - 2021. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!