Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1). Qua việc tham khảo đề thi thử của các trường, học sinh sẽ được làm quen với cấu trúc đề, rèn thêm khả năng làm bài tập Sinh học của mình, từ đó giúp ích cho học sinh trong quá trình luyện thi THPT. Chúc các bạn thành công!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh lần 1
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Lê Hồng Phong, Hà Tĩnh lần 1
Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh (Lần 1) Online
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 Bài thi khoa học tự nhiên Môn: SINH HỌC Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: Trên 1 cây hầu hết các cành có lá bình thường duy nhất 1 cành có lá to. Cắt 1 đoạn cành có lá to này đem trồng người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên.
A. Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
B. Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc NST.
C. Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.
D. Cây lá to được hình thành do đột biến gen.
Câu 2: Cho các sự kiện sau:
(1) phiên mã;
(2) gắn ribôxôm vào mARN;
(3) cắt các intron ra khỏi ARN;
(4) gắn ARN pôlymeaza vào ADN;
(5) chuỗi pôlipeptit cuộn xoắn lại;
(6) axit amin mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit.
Trình tự đúng của quá trình chuyển thông tin di truyền từ ADN thành prôtêin ở sinh vật nhân thực là
A. 1 → 3 → 2 → 5 → 4 → 6. B. 4 → 1 → 3 → 6 → 5 → 2.
C. 4 → 1 → 3 → 2 → 6 → 5. D. 4 → 1 → 2 → 6 → 3 → 5.
Câu 3: Sự kiện nổi bật nhất của địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại trung sinh là:
A. Khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị.
B. Khí hậu nóng ẩm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C. Khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim, côn trùng.
D. Khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người.
Câu 4: Quá trình phát triển của thảm thực vật kế tiếp trên nương rẫy bỏ hoang được gọi là:
A. Diễn thế thứ sinh
B. Diễn thế nguyên sinh
C. Diễn thế phân hủy
D. Diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh
Câu 5: Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể (NST) của tế bào tinh hoàn châu chấu đực.
(1) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.
(2) Tay trái cần phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.
(3) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.
(4) Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ ra khỏi phiến kính.
(5) Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.
(6) Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15 - 20 phút.
(7) Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn.
(8) Đếm số lượng và qua sát hình thái của NST.
A. (1) → (2) → (4) → (3) → (5) → (6) → (7) → (8).
B. (1) → (2) → (3) → (4) → (6) → (5) → (7) → (8).
C. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7) → (8).
D. (1) → (2) → (4) → (5) → (3) → (6) → (7) → (8).
Câu 6: Bằng con đường phân li tính trạng, sự chọn lọc của con người từ 1 loài hoang dại ban đầu đã dẫn tới hiện tượng tạo thành các cây trồng khác nhau. Một trong số các giống cây trồng dưới đây không xuất hiện từ loài mù tạc hoang dại đó là:
A. Su hào B. Súp lơ C. Cải bắp D. Cải cúc
Câu 7: Khi nói về cơ quan tương đồng, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của các loài.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan cùng chức năng.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
D. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
Câu 8: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có nhiều kiểu gen khác nhau.
(2) Diễn ra tương đối nhanh
(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen
(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ
Có bao nhiêu đặc điểm chung giữa phương pháp tạo giống bằng lai xa kèm đa bội hóa với phương pháp dung hợp tế bào trần?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 9: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là
A. chưa hiểu rõ nhuyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
B. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa
C. chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành loài mới
D. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật
Câu 10: Một cây trồng có kiểu gen AaBb, nhà khoa học đã tạo các dòng từ cây trồng ban đầu bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh. Các dòng mới có thể có kiểu gen:
A. AAbb, AB, aaBB, ab.
B. Aabb, AaBB, aaBB, aabb.
C. AABB, Aabb, aaBB, Aabb.
D. Ab, AABb, aB, aaBB
Câu 11: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
1. ADN có cấu trúc một mạch. 2. mARN.
3. tARN. 4. ADN có cấu trúc hai mạch.
5. Prôtêin. 6. Phiên mã.
7. Dịch mã. 8. Nhân đôi ADN.
Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là
A. 3, 4, 6, 7, 8. B. 2, 3, 6, 7, 8. C. 1, 2, 3, 4, 6. D. 4, 5, 6, 7, 8.
Câu 12: Các gen alen có những kiểu tương tác nào?
1: Alen trội át hoàn toàn alen lặn
2: Alen trội át không hoàn toàn alen lặn
3: tương tác bổ sung
4: Tương tác át chế
5: tương tác cộng gộp
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2. C. 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 13: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein
(2) khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) nhờ một enzim đặc hiệu, acid amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ itron và nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã với cả tế bào nhân thực và nhân sơ là:
A. (2) và (4) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (4)
Câu 14: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. những gen ung thư loại này thường là
A. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
B. Gen lặn và di truyền được chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
C. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
D. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 15: Nguyên nhân làm cho ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp là:
A. Cạnh tranh cùng loài
B. Cạnh tranh trong mùa sinh sản.
C. Cạnh tranh khác loài
D. Cạnh tranh tìm nguồn sống.
Câu 16: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là:
A. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế
B. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều
C. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế
D. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
Câu 17: Xét các phát biểu sau đâu:
(1) Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo.
(2) Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai.
(3) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
(4) Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây thoái hóa giống.
(5) Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây thoái hóa giống.
Trong các phát biểu nói trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 18: Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.
(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏvà cây bụi.
(4) Rừng lim nguyên sinh.
(5) Trảng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là
A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).
C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2).
Câu 19: Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
A. Cách li sinh thái B. Cách li địa lí C. Cách li cơ học D. Cách li tập tính
Câu 20: Đặc điểm của thể đa bội là
A. cơ quan sinh dưỡng bình thường.
B. tốc độ sinh trưởng phát triển chậm.
C. cơ quan sinh dưỡng to.
D. dễ bị thoái hóa giống.
Câu 21: Trong quá trình tiến hóa tiền sinh học, thứ tự xuất hiện các chất là:
A. ADN - protein -> Lipit - > Enzim -> Cơ chế tự sao chép ADN
B. ADN - protein -> Lớp màng lipit - > Enzim -> Cơ chế tự sao chép ADN
C. ADN - protein -> Lớp màng lipit - > Cơ chế tự sao chép ADN -> Enzim
D. ADN - protein -> Enzim - > Lớp màng lipit -> Cơ chế tự sao chép ADN
Câu 22: Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, trình tự cấu trúc nào sau đây đúng?
A. Gen điều hòa → vùng khởi động → vùng vận hành → cụm gen cấu trúc
B. Gen điều hòa → vùng vận hành → vùng khởi động → cụm gen cấu trúc
C. Vùng khởi động → vùng vận hành → gen điều hòa → cụm gen cấu trúc
D. Vùng khởi động → gen điều hòa → vùng vận hành → cụm gen cấu trúc
Câu 23: Theo số liệu thống kê về tổng nhiệt hữu hiệu (độ/ngày) cho các giai đoạn sống của sâu Sòi hại thực vật; Trứng 117,7; Sâu 512,7; Nhộng 262,5; Bướm 27. Biết rằng ngưỡng nhiệt phát triển của sâu Sòi là 80C, nhiệt độ trung bình ngày 23,60C. Sâu Sòi hóa nhộng nhủ đông từ ngày 1/11 đến 1/3 dương lịch. Số thế hệ sâu Sòi sau một năm là:
A. 2 thế hệ B. 4 Thế hệ C. 6 thế hệ D. 8 thế hệ
Câu 24: Trong chọn giống gồm các công đoạn
(1). Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn
(2). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
(3). Lai các dòng thuần chủng với nhau
(4). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn
Thứ tự các bước được thực hiện là
A. 2 → 3 → 1 → 4 B. 2 → 3 → 4 → 1
C. 1 → 2 → 3 → 4 D. 4 → 1 → 2 → 3
Câu 25: Tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen (Aa,Bb.Dd) phân ly độc lập tương tác cộng gộp, mỗi alen trội cao thêm 5cm. Lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1 có chiều cao 130 cm. Lai F1 với cây thấp nhất thu được F2. Có mấy nhận xét sau phù hợp.
1. F2 không có cây nào 130 cm
2. F2 cây cao 125 cm chiếm hơn 35%
3. Cây cao nhất ở F2 có chiều cao 145 cm
4. ở F có 8 kiểu hình
5. ở F2 có 50% cây cao dưới 125 cm
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Giả sử khi lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1, cho F1 giao phối với cá thể khác F2 thu được kết quả: 54% cao - tròn, 21% thấp - tròn, 21% cao - bầu dục, 4% thấp - bầu dục. Cho biết quá trình GF tạo noãn và tạo phân diễn ra giống nhau, hãy xác định KG của F1 và tần số trao đổi chéo f giữa các gen?
Câu 27: Nuôi 5 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chứa 1 AND và mỗi AND được cấu tạo từ các nucleotit có N15) vào môi trường N14. Biết rằng sau một thời gian nuôi cấy người ta thu được vi khuẩn chứa N15 là 12,5%. Tổng số vi khuẩn thu được là:
A. 40 B. 80 C. 20 D. 160
Câu 28: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong phép lai: , nếu xảy ra hoán vị gen cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỷ lệ
A. 12 % B. 9 % C. 4,5% D. 8 %
Câu 29: Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ, trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Lai P: ♂ RRr (2n+1) x ♀ Rrr (2n+1), tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 17 đỏ: 1 trắng. B. 5 đỏ: 1 trắng.
C. 35 đỏ: 1 trắng. D. 11 đỏ: 1 trắng.
Câu 30: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
Câu 31: Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác nhau về cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài: 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn: 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn: 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn: 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài: 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn: 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền đọc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20% .
A. (1), (4), (5), (6) B. (3), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (5), (6).
Câu 32: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt.Cho giao phấn các cấy F1 người ta thu được F2: 148 quả tròn; 24 quả dài; 215 quả dẹt. Cho giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất để có được quả dài ở F3:
Câu 33: Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A0, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b có tỉ lệ A/G = 13/. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 975, G = X = 225.
B. A = T = 675, G = X = 525.
C. A = T = 1650, G = X = 750.
D. A = T = 2325, G = X = 1275
Câu 34: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị nằm trên NST thường. Nếu trong 1 cộng đồng người cân bằng di truyền, tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là?
A. 1,97%. B. 2,58%. C. 1,7%. D. 52%.
Câu 35: Cho phép lai P: ♀AaBbDd x ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II; giảm phân I diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 42 B. 56 C. 128 D. 105
Câu 36: Xét một dạng đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể, trong đó một đoạn của một cặp nhiễm sắc thể thuộc loại cặp số II chuyển sang một nhiễm sắc thể V và ngược lại. Nếu chỉ xét đến 2 cặp nhiễm sắc thể trên thì cơ thể mang đột biến nhiễm sắc thể này khi giảm phân cho số loại giao tử tối da và tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể bị đột biến chuyển đoạn lần lượt là:
A. 4 - 50% B. 2 - 50% C. 4 - 75% D. 2 - 75%
Câu 37: Trong lần nhân đôi đầu tiên của một phân tử AND có một phân tử 5-BU tác động, hỏi sau 5 lần nhân đôi liên tiếp, số phân tử AND mang đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU thay đổi trạng thái liên tục qua các lần nhân đôi.
A. 15 B. 31 C. 5 D. 7
Câu 38: Ở một loài thực vật tính trạng màu hoa do hai cặp gen A,a và B, b nằm trên 2 cặp NST thường tương tác với nhau theo kiểu; khi có mặt cả 2 gen trội thì cho kiểu hình thân cao, còn khi chỉ có mặt một loại gen trội hoặc không có mặt gen trội nào thì cho kiểu hình thân thấp. Tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen D, d quy định. Xét phép lai AaBbDd x AaBbDd, số loại kiểu gen ,kiểu hình tối đa thu được là:
A. 27 kiểu gen, 15 kiểu hình B. 27 kiểu gen, 4 kiểu hình
C. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình D. 27 kiểu gen, 6 kiểu hình
Câu 39: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đó xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 20%. Phép lai . Số cá thể mang 3 alen trội của 3 gen trên chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
A. 49,5% B. 17% C. 8.5% D. 52,5%
Câu 40: Dưới đây là hình vẽ minh họa 4 tế bào của một loài động vật ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân
Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng thứ tự diễn ra trong nguyên phân?
A. 4, 2, 1, 3. B. 1, 3, 2, 4.
C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 4, 1, 3.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | A | A | B | D | B | D | A | A | A | B | B | D | C | C | B | C | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | A | B | A | B | A | B | C | B | D | A | D | C | C | D | C | D | D | B | D |