Trắc nghiệm luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm học 2021-2022

Trắc nghiệm luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm học 2021-2022 là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi tốt nghiệp sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Sinh học giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

Trắc nghiệm luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm học 2021-2022 gồm:

  • Chủ đề 1: DI TRUYỀN PHÂN TỬ
  • Chủ đề 2: DI TRUYỀN TẾ BÀO

 

Chủ đề 1: DI TRUYỀN PHÂN TỬ

C. TRẮC NGHIỆM 

Câu [10001]: Đơn phân của prôtêin là

A. nuclêôtit.                       B. peptit.                     C. nuclêôxôm.             D. axit amin.

Câu [10002]: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại

A. Timin (T).                     B. Uraxin (U).             C. Guanin (G).            D. Ađênin (A).

Câu [10003]: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ARN không có loại

A. Timin (T).                     B. Uraxin (U).             C. Guanin (G).            D. Ađênin (A).

Câu [10004]: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là:

A. 1200.                             B. 1800                       C. 1500                       D. 2100.

Câu [10005]: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là:

A. 5'... GGXXAATGGGGA…3'.            B. 5'... TTTGTTAXXXXT…3'.

C. 5'... AAAGTTAXXGGT…3'.             D. 5'... TTGAAAXXXXT…3'.

Câu [10006]: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?

A. ADN.               B. mARN.                   C. tARN.                                 D. rARN.

Câu [10007]: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.

C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.

D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X.

Câu [10008]: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên

A. hoocmôn insulin.        B. ARN pôlimeraza.     C. ADN pôlimeraza.            D. Gen.

Câu [10009]: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.

B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.

D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.

Câu [10010]: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là

A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng

C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.

Câu [10011]: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.            B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150.

C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.            D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750.

Câu [10012]: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

A. không được phân phối đều cho các tế bào con.

B. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.

C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.

D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu [10013]: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là

A. 448.                             B. 224.                         C. 112.                         D. 336.

Câu [10014]: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là

A. 10%.                            B. 40%.                       C. 20%.                       D. 25%.

Câu [10015]: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

A. Ađênin.                       B. Timin.                    C. Uraxin.                   D. Xitôzin.

Câu [10016]: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là

A. 644.                             B. 506.                         C. 322.                         D. 480.

Câu [10017]: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là

A. A = T = 1200; G = X = 300.               B. A = T = 900; G = X = 600.

C. A = T = 300; G = X = 1200.               D. A = T = 600; G = X = 900.

Câu [10018]: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở

A. đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

B. đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

C. đầu 3’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.

D. đầu 5’ của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.

Câu [10019]: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được

A. chủng virut lai.                                   B. chủng virut A và chủng virut B.

C. chủng virut B.                                     D. chủng virut A.

Câu [10020]: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là

A. hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên ADN.

C. thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN.

D. tỉ lệ (A+T)/ (G +X).

Câu [10021]: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là

A. 990.                             B. 1080.                      C. 1020.                      D. 1120.

Câu [10022]: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:  A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là

A. ARN có cấu trúc mạch kép.               B. ARN có cấu trúc mạch đơn.

C. ADN có cấu trúc mạch kép.               D. ADN có cấu trúc mạch đơn

Câu [10023]: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng

A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.        

B. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.

C. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.         

D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.

Câu [10024]: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là

A. 1798.                           B. 2250.                      C. 1125.                      D. 3060.

Câu [10025]: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit

A. trong vùng kết thúc của gen.              B. trong các đoạn êxôn của gen.

C. trong vùng điều hòa của gen.             D. trên ADN không chứa mã di truyền.

Câu [10026]: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

A. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.               B. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.

C. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.               D. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.

Câu [10027]: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là

A. 1500.                           B. 1200.                      C. 2100.                      D. 1800.

Câu [10028]: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là

A. 30%.                            B. 40%.                       C. 10%.                       D. 20%.

Câu [10029]: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là

A. 4500.                           B. 6000.                      C. 1500.                      D. 3000.

Câu [10030]: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói v đặc điểm của mã di truyn?

A. Mã di truyn có tính phổ biến.                                   B. Mã di truyn có tính thoái hoá.

C. Mã di truyn đặc trưng cho từng loài sinh vật.          D. Mã di truyn là mã bộ ba.

Câu [10031]: Đơn phân của prôtêin là

A. nuclêôtit.                     B. peptit.                     C. nuclêôxôm.             D. axit amin

Câu [10032]: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5trên mạch mã gốc của gen.

B. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.

C. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN.

D. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã.

Câu [10033]: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?

A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

B. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.

C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).

D. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.

Câu [10034]: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là

A. 3.                                 B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu [10035]:  Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là

A. 6000.                           B. 4500.                      C. 1500.                      D. 3000.

Câu [10036]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?

 (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất. 

(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất. 

(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. 

(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.

A. 3.                                 B. 1.                            C. 4.                            D. 2.

Câu [10037]: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.

B. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.

C. đều theo nguyên tắc bổ sung.  

D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.

Câu [10038]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.

C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.

Câu [10039]: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng?

A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau

B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau

C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau

D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

Câu [10040]: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là

A. số lượng các đơn vị nhân đôi.            B. nguyên liệu dùng để tổng hợp.

C. chiều tổng hợp.                                   D. nguyên tắc nhân đôi.

 

 

 

Ngoài Trắc nghiệm luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm học 2021-2022 trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Vật lý 12, Hóa học 12, Sinh học 12…., Sách giáo khoa lớp 12, Sách điện tử lớp 12, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa