Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải gồm 3 mã đề: 210, 356, 483 cùng đáp án đi kèm. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia quan trọng sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ MÔN: Sinh học | ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN 2 - NĂM 2016 Thời gian: 90 phút (đề gồm 6 trang, 50 câu TKKQ) |
MÃ ĐỀ 356
Câu 1: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.
4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 2: Một gen bình thường có số nucleôtit loại A chiếm 30%. Do xảy ra đột biến mất đoạn làm cho nucleôtit loại A giảm đi 1/3, loại G giảm đi 1/5 so với khi chưa bị đột biến. Sau đột biến gen chỉ còn dài 2937,6 Å. Số nucleôtit loại X của gen sau đột biến là:
A. 720. B. 384. C. 96. D. 480.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về thể truyền sử dụng trong công nghệ gen?
A. Thể truyền có chứa các enzim cắt và nối cho phép tạo ra ADN tái tổ hợp.
B. Thành phần có thể được sử dụng làm thể truyền gồm plasmit, vi khuẩn E.coli và virut.
C. Thể truyền giúp đoạn gen mới có thể tồn tại, nhân lên và hoạt động được trong tế bào nhận.
D. Thể truyền giúp tế bào nhận phân chia đồng đều vật chất di truyền về các tế bào con khi tế bào phân chia.
Câu 4: Có 3 tế bào thể ba nhiễm của Cà độc dược (2n = 24) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm đươc̣ tổng số nhiễm sắc thể kép là:
A. 72. B. 42. C. 36. D. 75.
Câu 5: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể phân li độc lập kí hiệu Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, giảm phân I xảy ra bình thường, giảm phân II phân li không bình thường ở nhiễm sắc thể chứa gen B. Số loại giao tử tối đa tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:
A. 6. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 6: Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là
A. nuclêôxôm. B. crômatit. C. sợi nhiễm sắc. D. sợi cơ bản.
Câu 7: Cho các đặc điểm sau:
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5' → 3'.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc ba sao chép, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục.
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 8: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
A. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
B. Hình thành loài mới thường gắn với sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
C. Thường xảy ra một cách nhanh chóng để hình thành loài mới.
D. Điều kiện địa lí không tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi của quần thể.
Câu 9: Một quần thể bò có 10000 con, trong đó bò lông trắng, ngắn là 729 con và bò lông vàng là 9100 con. Biết rằng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen và trội lặn hoàn toàn quy định, các gen nằm trên các NST khác nhau. Lông vàng, dài là các tính trạng trội. Số lượng bò có màu lông trắng, dài theo lí thuyết là:
A. 171 con. B. 1729 con. C. 9100 con. D. 729 con.
Câu 10: Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng nitơ trong đất, bà con nông dân thường sử dụng hiểu biết về mối quan hệ nào sau đây?
A. giữa tảo và nấm sợi tạo địa y. B. giữa rêu và cây lúa.
C. vi khuẩn sống trong dạ cỏ trâu bò. D. giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu.
Câu 11: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế khi không có chất cảm ứng.
B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra đơn giản hơn ở sinh vật nhân chuẩn.
C. Một gen điều hòa có thể tác động đến nhiều operon.
D. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra.
Câu 12: Có 3 bạn học sinh phát biểu về đột biến gen (ĐBG) như sau:
An: ĐBG phát sinh trong giảm phân, đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, đồng thời ĐBG thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Bình: ĐBG phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng và di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính, nếu phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Hùng: Đột biến điểm có thể không ảnh hưởng gì đến sức sống của sinh vật và ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ai phát biểu chính xác?
A. Bình B. An C. Hùng D. An và Hùng
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
1. C 2. B 3. C 4. D 5. C 6. A 7. A 8. C 9. A 10. D | 11. A 12. C 13. C 14. B 15. B 16. A 17. B 18. A 19. B 20. B | 21. D 22. D 23. C 24. D 25. A 26. C 27. D 28. B 29. D 30. C | 31. A 32. A 33. C 34. D 35. B 36. D 37. D 38. C 39. B 40. B | 41. C 42. C 43. A 44. D 45. B 46. A 47. B 48. A 49. D 50. C |